Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí kinh nghiệm chưa chắc bạn biết

Tháng hai 07,2023 03:40 Chiều

View rộng toàn cảnh công trình nhà cấp 4, biệt thự nhà vườn 1 tầng kiểu Mỹ ở Hòa Bình, mã BT17822

Nghe xây nhà cấp 4 tưởng đơn giản nhưng các tiêu chuẩn mới nhất được pháp luật quy định chưa chắc chủ đầu tư biết để thực hiện. Trước khi sở hữu một căn nhà cấp 4 đẹp như mơ, bạn nên cập nhật thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023. Kiến trúc VietAS cũng sẽ bật mí một kinh nghiệm nho nhỏ giúp bạn giải đáp câu hỏi xây nhà cấp 4 có phải xin phép xây dựng không dễ như ăn phở ngoài tiệm.

Tin tôi đi, bạn sẽ không hối tiếc vì đọc bài viết từ đầu đến cuối đâu. Chỉ bỏ ra vài phút có đáng gì so với việc giúp công trình hàng tỷ đồng của bạn được suôn sẻ cơ chứ.

TÓM TẮT NỘI DUNG

#1 Nhà cấp 4 là gì? Tiêu chuẩn xây dựng nhà cấp 4 mới nhất?
#2 Xây nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng không?
#3 Các trường hợp xây nhà cấp 4 được miễn xin phép xây dựng
#4 Các trường hợp xây nhà cấp 4 phải xin phép xây dựng
#5 Khi xây nhà cấp 4 có phải thông báo ngày khởi công xây dựng không?
#6 Xây dựng nhà cấp 4 không phép có bị phạt không?
#7 Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 gồm những gì?
# Kết luận

#1 Nhà cấp 4 là gì? Tiêu chuẩn xây dựng nhà cấp 4 mới nhất?

Định nghĩa nhà cấp 4 là gì theo Thông tư cũ

Khi giới thiệu về các loại nhà ở Việt Nam và tiêu chuẩn phân biệt cách đây không lâu Kiến trúc VietAS đã đề cập. Theo Thông Tư Liên Bộ số 7 - LB/TT ban hành ngày 30/09/1991 còn hiệu lực đến thời điểm ấy, nhà cấp 4 là nhà có niên hạn sử dụng tối đa 30 năm, chất lượng thấp chỉ trên nhà tạm.

Nhà cấp 4 không được quy định cụ thể về số tầng. Do đó, thực tế có thể có các loại nhà cấp 4 khác nhau. Tuy nhiên, trong dân gian thường tự mặc định, nhà cấp 4 là nhà 1 tầng mái ngói hoặc nhà 1 tầng mái bằng chất lượng thấp. Điều này chưa chính xác.

5 tiêu chuẩn xây dựng nhà cấp 4 do Thông Tư Liên Bộ đã ban hành trước đây gồm:

  1. Nhà cấp 4 có kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ.
  2. Nhà cấp 4 có tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11cm).
  3. Nhà cấp 4 mái ngói hoặc Fibroociment.
  4. Nhà cấp 4 có vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp.
  5. Nhà cấp 4 có tiện nghi sinh hoạt thấp.

Tuy nhiên, đến ngày 30/06/2021 Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-BXD khiến Thông Tư Liên Bộ số 7 - LB/TT hết hiệu lực.

Phối cảnh mặt tiền thiết kế nhà cấp 4 mái thái, biệt thự 1 tầng hiện đại 148m2 ở Lâm Thao, Phú Thọ, mã BT8221

Định nghĩa nhà cấp 4 là gì? Tiêu chuẩn xây dựng nhà cấp 4 mới nhất

Dựa vào quy mô kết cấu công trình, Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà cấp 4 được quy định rõ ràng như sau: 

Nhà cấp 4 là nhà ở 1 tầng, có chiều cao từ 6m trở xuống, diện tích sàn dưới 1000m2 và có nhịp kết cấu lớn nhất dưới 15m.

Với những thông số đơn giản như vậy, liệu xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép? Đây là thắc mắc của không ít chủ đầu tư khi có ý định xây nhà.

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 tân cổ điển, mẫu biệt thự 1 tầng kiểu Pháp ở Lạc Thủy, Hòa Bình, mã BT89152

>>Xem thêm:

#2 Xây nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng không?

Theo Luật Xây dựng sửa đổi mới nhất năm 2020 của Quốc hội số 62/2020/QH14 quy định: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này. Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020.

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 kiểu Mỹ, thiết kế nhà vườn kiểu Mỹ phong cách địa trung hải ở Vĩnh Long

Nhưng nhà cấp 4 dân dụng khác với các loại nhà cấp 4 công cộng hay nhà cấp 4 khác của Nhà nước như chợ, nhà văn hóa, trường học, nhà xưởng, nhà máy, nhà để xe nổi… Khi nhà cấp 4 được xây trên thửa đất ở riêng biệt, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của một tổ chức, một hộ gia đình hay cá nhân nào đó thì được coi là nhà ở riêng lẻ.

Mẫu nhà cấp 4 mái ngói, thiết kế biệt thự vườn 1 tầng mái thái 150m2 ông Thịnh, Vĩnh Phúc, mã BT171117

Khi là nhà ở riêng lẻ, các quy định về giấy phép xây dựng nhà cấp 4 dân dụng, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà cấp 4 dân dụng… sẽ được áp dụng như đối với nhà ở riêng lẻ. Theo đó, sẽ có trường hợp xây nhà cấp 4 không phải xin phép xây dựng và có trường hợp phải xin phép xây dựng.

#3 Các trường hợp xây nhà cấp 4 được miễn xin phép xây dựng

Mẫu thiết kế thi công nhà cấp 4 mái chéo, mẫu biệt thự vườn 1 tầng mái ngói 350m2 có bể bơi trong nhà, mã BT8630

Các trường hợp xây nhà cấp 4 được miễn xin phép xây dựng trước khi khởi công thuộc hạng mục những công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 của Quốc hội số 62/2020/QH14 như sau:

  1. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, trừ công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

#4 Các trường hợp xây nhà cấp 4 phải xin phép xây dựng

 

Một hình ảnh thi công thực tế nhà cấp 4 của Kiến trúc VietAS ở Phú Thọ

Theo Luật xây dựng sửa đổi, các trường hợp xây nhà cấp 4 bắt buộc phải xin phép xây dựng là những công trình không thuộc 3 trường hợp được miễn phép xây dựng vừa kể trên. Chúng bao gồm:

  1. Nhà cấp 4 xây tại khu vực đô thị mà không thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, và nhà cấp 4 xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

#5 Khi xây nhà cấp 4 có phải thông báo ngày khởi công xây dựng không?

Theo quy định mới, ít nhất trước 3 ngày làm việc, các chủ đầu tư phải gửi thông báo về ngày khởi công, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Công trường đang thi công nhà cấp 4 mái thái, biệt thự 1 tầng mái thái hiện đại ở Hưng Yên chi phí 900 triệu, mã BT16062

Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ. Mà nhà cấp 4 dân dụng lại được áp dụng theo quy định đối với nhà ở riêng lẻ nên không cần phải thông báo.

#6 Xây dựng nhà cấp 4 không phép có bị phạt không?

Xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 bao nhiêu tiền có lẽ cũng không lớn bằng hành vi tổ chức thi công nhà cấp 4 không có giấy phép xây dựng (đối với các trường hợp phải xin phép xây dựng). Khoản 5 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định rõ 2 mức phạt cho hành vi này như sau:

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn.
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực đô thị.

Công ty Kiến trúc và Nội thất VietAS tự hào dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế nhà cấp 4, biệt thự đủ mọi phong cách. Liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 0983832646 nếu bạn có nhu cầu: Thiết kế, thi công riêng lẻ hoặc trọn gói, thậm chí tham khảo thêm bất cứ mẫu thiết kế nào khác hoặc cần tư vấn xây nhà miễn phí nhé.

#7 Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 gồm những gì?


Xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 ở đâu?

Có một bí mật nhỏ Kiến trúc VietAS chia sẻ với các chủ đầu tư khi làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 nói riêng và các công trình dân dụng nói chung. Đó là, nên đến hoặc gọi điện trực tiếp cho cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương mình để hỏi, nhờ Công ty thiết kế nhà mà mình thuê hoặc nhờ qua dịch vụ chuyên làm giúp.

Tại sao lại như vậy?

Bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn rồi tự mình làm hồ sơ xin phép xây dựng nhà cấp 4. Nhưng rất mất thời gian và khi đem nộp, chưa chắc đã được chấp nhận.

Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin phép xây dựng không đơn giản như những gạch đầu dòng mà chúng ta nhìn thấy. Dù các thủ tục đều có quy định chung, nhưng tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mà có những vấn đề đặc thù. Chưa kể nếu không phải là người làm trong ngành thiết kế xây dựng, bạn chưa chắc đã hiểu được các thuật ngữ chuyên môn.

Nếu bạn trực tiếp đến gặp Phòng-Ban phụ trách ở địa phương để hỏi, được cán bộ, nhân viên hướng dẫn chi tiết và gửi kèm các mẫu văn bản, mẫu thiết kế (có sẵn, nếu có) thì việc hoàn thành thủ tục sẽ nhanh gọn và chính xác hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức mà không bị áp lực.

Hình ảnh thực tế thi công xây dựng nhà cấp 4, thiết kế biệt thự vườn 1 tầng mái thái ở Khoái Châu, Hưng Yên, mã BT160774

Luật xây dựng được thay đổi, bổ sung qua nhiều năm để phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế, có những quy định mới phải cập nhật, có những quy định cũ đã không còn hiệu lực. Nếu tự tham khảo từ nhiều nguồn, bạn sẽ bị lạc vào mê cung cùng một mớ các Điều, Khoản liên đới lẫn nhau. Chưa kể, nguồn bạn tham khảo chưa chắc đã trích dẫn chính xác hoặc đúng văn bản có hiệu lực hiện hành hay không.

Nếu sát ngày khởi công rồi bạn vẫn cứ quanh quẩn trong mớ hồ sơ thủ tục, rồi phải chạy đôn chạy đáo sửa sửa lại mà chưa biết chúng đã đúng chưa. Áp lực chồng áp lực khiến việc xây nhà của bạn ngay từ ban đầu đã gặp thử thách.

Vậy tại sao ngay từ đầu không chọn con đường dễ dàng hơn để đi?

Gợi ý một số nội dung cần hỏi khi gặp cán bộ phụ trách làm thủ tục hồ sơ:

  • Xin anh/chị cho biết thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 gồm những gì?
  • Xin anh/chị cho biết tiêu chuẩn bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 gồm những gì? Vui lòng cho xin bản thiết kế mẫu (nếu có)
  • Anh/chị cho xin mẫu đơn xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4...

Nộp hồ sơ xin phép xây dựng nhà cấp 4 ở đâu?

Nơi phụ trách giải quyết, tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận một cửa hoặc Ủy ban Nhân dân Quận/Huyện, Thị xã/Thị trấn, Thành phố thuộc tỉnh, Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Giai đoạn làm thép mái nhà cấp 4 ở Hòa Bình, mã BT17822

#8 Kết luận

Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Công trình bạn xây dựng nằm ở khu vực nào, có nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hay không. Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 sẽ đơn giản với người biết và phức tạp với người không biết. Là một chủ đầu tư thông thái, bạn nên biết cái gì cần đầu tư công sức, cái gì cần thuê dịch vụ để công việc của mình được xuôi chèo mát mái.

Kiến trúc VietAS chúc bạn sở hữu ngôi nhà cấp 4 đẹp như mơ ước. Và đừng quên liên hệ ngay HOTLINE 0983832646 cho chúng tôi nếu bạn có bất cứ nhu cầu thiết kế, thi công, thi công trọn gói nhà cấp 4, biệt thự 1 tầng nhé. Tổng đài của chúng tôi luôn mở 24/7 và tư vấn miễn phí cho những thắc mắc của bạn trong suốt quá trình xây nhà.

Kiến trúc VietAS

Tags:


Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ qua bài viết này

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

A-Z nội dung giúp chủ đầu tư hiểu đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội như lòng bàn tay - bí kíp chọn mặt gửi vàng để xây nhà hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.
10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp - Phần 1

10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp -...

10 bước tự thiết kế nhà chuyên nghiệp như một Kiến trúc sư đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 chiếc bút, 1 máy tính và 1 tinh thần thật yêu đời.
Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Muốn tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội hiệu quả; đừng sa vào các tiểu tiết. Làm đúng quy trình này bạn sẽ tránh được rắc rối, rủi ro và thiệt hại không cần thiết.
Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Có nhiều cách gia cố nền đất yếu tùy vào cơ cấu địa chất, điều kiện địa chất thủy văn và yêu cầu tải trọng của từng công trình mà áp dụng. Dưới đây là các cách phổ biến nhất.
Nền móng là gì, nền móng và nền nhà có phải là một không?

Nền móng là gì, nền móng và nền nhà có phải là một không?

Nền móng là gì, có khác nền nhà không? Làm sao để phân biệt nền đất tốt với nền đất yếu? Tất cả sẽ có tại đây.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...