10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp - Phần 1

Tháng ba 13,2023 03:21 Chiều

Thiết kế nhà như một Kiến trúc sư khó hay dễ?

Thiết kế nhà và xây dựng nhà cửa chưa bao giờ là công việc đơn giản với bất cứ ai. Đây là quá trình khó khăn, phức tạp cần sự đầu tư tính toán tỉ mỉ cả về thời gian và tiền bạc. Để giúp nó trở nên dễ dàng hơn, Kiến trúc VietAS chia sẻ 10 bước tự thiết kế nhà như một Kiến trúc sư dễ hiểu nhất.

Qua đây, bạn có thể hình dung phần nào công việc của một Kiến trúc sư chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể tự mình phác thảo đơn giản trước khi thuê Kiến trúc sư thiết kế. Hoặc thi công luôn với hồ sơ thiết kế nhà do chính mình phác thảo ra nếu nó hoàn hảo.

*Bài viết được hoàn thành dưới sự tham vấn chuyên môn của KTS Hồ Hữu Trinh.

10 BƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ NHÀ NHƯ KIẾN TRÚC SƯ GỒM:

  1. Xác định diện tích tổng thể cần thiết kế nhà
  2. Xác định công năng sử dụng
  3. Sắp xếp vị trí phòng theo hướng mặt trời
  4. Thiết kế tối ưu ánh sáng
  5. Lên kế hoạch tối ưu không gian sử dụng
  6. Phác thảo và tổ chức ý tưởng thiết kế nhà
  7. Đầu tư thời gian, công sức cho việc thiết kế nhà
  8. Hoạch định chi phí xây dựng nhà
  9. Tìm hiểu thủ tục xây nhà hiện hành ở địa phương
  10. Tự tin thực hiện kế hoạch đề ra
  11. Một số lời khuyên bổ ích cho người tự thiết kế nhà

# Bước 1: Xác định diện tích tổng thể cần thiết kế nhà

Trước khi thiết kế, bạn cần xác định 2 thông số:

  • Diện tích đất mà nhà sẽ xây trên đó.
  • Tổng diện tích xây dựng nhà.

Diện tích đất xây nhà là con số căn cứ trên các giấy tờ hợp pháp mà bạn là chủ sở hữu (chiều rộng x chiều sâu). Cụ thể là sổ đỏ. Nếu chưa có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chính chủ hợp pháp, bạn cân nhắc kỹ trước khi xây. Tránh những rắc rối pháp lý và tranh chấp về sau.

Minh họa bìa sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: thuvienphapluat.vn)

Diện tích đất của chủ sở hữu thể hiện trong sổ đỏ.

Tổng diện tích xây dựng nhà là tổng diện tích tầng 1 của công trình.

Muốn biết diện tích xây dựng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất, cần làm rõ 5 điều:

  • Phân tích kỹ cấu trúc vật lý của lô đất. Ghi lại các đặc điểm vật lý của khu đất. Xác định những tính năng nào có thể được thiết kế để tối ưu không gian và chất lượng. Đây là yếu tố đầu tiên phải ghi nhớ nếu bạn muốn thiết kế nhà như một Kiến trúc sư.
  • Xác định số lượng công năng cần sử dụng: Bao nhiêu phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ, nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng giải trí, phòng sinh hoạt chung…
  • Tổng mức chi phí xây dựng có thể đầu tư.
  • Hình thức thiết kế nhà: Nhà truyền thống, cổ điển, hiện đại, tân cổ điển, Indochine, kiểu Mỹ, kiểu Nhật hay đa phong cách….
  • Quy định xây dựng ở địa phương áp dụng cho kiểu nhà muốn xây.

Muốn thiết kế nhà, phải biết đâu là giới hạn có thể xây. (Ảnh: FlexPetz)

# Bước 2: Xác định công năng sử dụng của ngôi nhà

Xác định công năng sử dụng là xác định ngôi nhà có bao nhiêu phòng. Các phòng ấy được sử dụng với mục đích gì. Từ đây mới phân bổ không gian theo kích thước cụ thể. Số lượng các phòng nhiều hay ít sẽ quyết định ngôi nhà xây 1 tầng, 2 tầng hay nhiều hơn.

Công năng của một gia đình cơ bản

Hiện nay, một gia đình cơ bản 4 -5 người công năng thường gồm: Phòng khách, phòng thờ, nhà bếp, nhà ăn (hoặc kết hợp cả hai), 2-3 phòng ngủ, 2 nhà tắm-vệ sinh, phòng học, đọc sách hoặc phòng giải trí hát hò.

Nếu nhà ở nông thôn, có thể thiết kế thêm khu logia bên ngoài để rửa ráy và làm công việc bếp núc khác. Thậm chí có cả nhà kho để chứa đồ.

Minh họa sơ đồ phân bổ công năng của nhà 1 tầng.

Hoạch định ngôi nhà trong tương lai

Muốn sử dụng lâu dài, gia chủ cần hoạch định nhu cầu sử dụng nhà trong ít nhất 30 năm tới. Nhìn xa một chút, tính toán xa một chút. Lên kế hoạch vĩ mô cho công năng sẽ tiết kiệm công sức và tiền của cải tạo phòng ốc sau này.

6 yếu tố cần thiết để lên kế hoạch sử dụng công năng lâu dài cho một ngôi nhà mới:

  • Xác định hiện tại gia đình có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ cùng chung sống (ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt…). Sau 20-30 năm nữa hoặc khi có công to việc lớn sẽ có bao nhiêu người sử dụng và sử dụng với mục đích gì.
  • Số lượng khách khứa, họ hàng thường xuyên và không thường xuyên ghé tới.
  • Xác định số lượng phòng ngủ, phòng tắm và nhà vệ sinh cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Đây là hai công năng dễ bị thiếu nhất nếu nhu cầu ở phát sinh.
  • Phân bổ vị trí các phòng dựa vào phân tích vật lý về vị trí khu đất, môi trường xung quanh ở bước 1. Mỗi phòng có kích thước (dài x rộng) khoảng bao nhiêu, phòng nào ở giữa, phòng nào ở bên trái, phòng nào ở bên phải, phòng nào phía Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, trước, sau…
  • Các phòng cần đảm bảo: Không gian thông thoáng, sáng sủa, phòng ốc đủ rộng để kê các đồ đạc cần thiết, giao thông kết nối giữa các phòng hợp lý, thuận tiện.
  • Nắm bắt các xu hướng thiết kế nhà mới nhất để cập nhật phù hợp với thời đại. Chẳng hạn: Xu hướng thiết kế nhà thông minh với các thiết bị điện tử và gia dụng cảm biến hiện đại, điều khiển bằng giọng nói, sử dụng kiến trúc xanh, thiết kế nội thất tối giản và đa dạng hóa, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường hay màu sắc trung tính nhưng làm nổi bật tính cá nhân hóa…

Nếu bỏ qua các vấn đề trên, việc thiết kế nhà của bạn vẫn hoàn thành như dự kiến. Song công trình hoàn thiện dễ bị lỗi thời và không có giá trị sử dụng lâu dài.

Muốn ngôi nhà đẹp và sử dụng lâu dài, cần hoạch định công năng sử dụng ngay từ khâu thiết kế.

Minh họa sơ đồ phân bổ công năng tầng 1 của nhà 2 tầng.

Minh họa sơ đồ phân bổ công năng tầng 2 của nhà 2 tầng.

# Bước 3: Sắp xếp vị trí phòng theo hướng mặt trời

Tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên vào thiết kế là cách giúp làm đẹp nhà ở và cải thiện sức khỏe tự nhiên tốt nhất.

Khí hậu của ta là nhiệt đới gió mùa ẩm. Đặc biệt, ở miền Bắc mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Thiết kế nhà cần tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên giúp ngôi nhà mát hè ấm đông.

Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Vì vậy, không phải phòng nào cũng được hưởng sự tốt lành từ ánh sáng mặt trời. Người thiết kế nhà cần nghiên cứu kỹ lưỡng hướng nhà so với hướng mặt trời và các điều kiện ngoại cảnh xung quanh. Mục đích để đặt các phòng ở vị trí sao cho nhận được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể.

Một số nguyên tắc chung khi sắp xếp vị trí phòng theo hướng mặt trời:

  • Đặt các phòng sinh hoạt chính (phòng khách, phòng ngủ) ở phía Đông, phía Nam hoặc phía Đông Nam. Mặt trời buổi sáng giúp các không gian này hưởng nhiều dương khí tốt lành cho ngày mới. Buổi tối lại mát mẻ. Nhiệt độ luôn hài hòa.
  • Hướng Nam hưởng ánh sáng mặt trời cả ngày và cả 4 mùa nên rất sáng sủa. Mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ nhưng nồm ẩm vào mùa xuân. Có thể cân nhắc đặt nhà để xe ở phía này.
  • Hướng Tây, Tây Nam là phần nóng nhất. Nên bố trí nhà bếp, phòng tắm-vệ sinh, phòng giặt hoặc phòng chứa đồ. Mục đích dễ khử khuẩn, khử mùi giúp các không gian này luôn khô ráo, sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu hướng nhà được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời, hãy cân nhắc sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên để tiết kiệm điện năng.

# Bước 4: Thiết kế tối ưu ánh sáng

Bố trí phòng ốc thuận tự nhiên chưa đủ, phải biết tận dụng vật liệu, thiết bị để dẫn nó vào nhà ở.

Nếu bước 3 sắp xếp không gian theo hướng mặt trời thì bước 4 là cách để đưa ánh sáng vào trong các phòng. Người thiết kế nhà cần tìm các giải pháp phù hợp với từng vị trí khác nhau.

Cần lên kế hoạch thiết kế hệ thống cửa ra vào, cửa sổ, giếng trời, chọn lựa các vật liệu trong suốt như kính, nhựa. Việc này đảm bảo ánh sáng tự nhiên chiếu tới các phòng nhiều nhất có thể, hạn chế tối đa ánh sáng nhân tạo.

Lưu ý: Thiết kế nhà nhiều cửa sổ hay tường kính tạo tầm nhìn rộng lớn ra không gian bên ngoài nhưng cũng có nhược điểm. Nó có thể làm tăng nhiệt độ phòng vào mùa hè hoặc giảm nhiệt độ phòng vào mùa đông. Điều này khiến việc sử dụng điện năng gia đình tăng lên do nhu cầu về thiết bị làm mát, sưởi ấm tăng lên. Cần ưu tiên ánh sáng tự nhiên nhưng sử dụng các giải pháp cách nhiệt khỏi nóng và lạnh.

Sử dụng phản chiếu gương là một trong các cách tận dụng ánh sáng tự nhiên không ảnh hưởng tới việc kiểm soát nhiệt độ. Tuy nhiên, phải chọn vị trí đặt gương thuận tiện cho sử dụng mà không phạm kiêng kỵ phong thủy.

# Bước 5: Lên kế hoạch tối ưu không gian sử dụng

Nếu thiết kế nhà là sự sắp xếp khoa học thì thiết kế tối ưu không gian là nghệ thuật sắp xếp.

Thiết kế đủ công năng sử dụng và phân bổ hợp lý thôi chưa đủ. Thiết kế nhà thông minh cần phải đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài và tăng giá trị thẩm mĩ. Muốn vậy, cần tối ưu không gian và linh hoạt trong bài trí. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách chủ nhà có thể đầu tư.

Gợi ý một số giải pháp tối ưu như:

Tận dụng tối đa không gian có sẵn để giảm diện tích không cần thiết: Ví dụ: Nếu xây nhà mái ngói, mái thái, hoặc tầng tum, tầng hầm…, có thể tận dụng các không gian trống này để lưu trữ đồ đạc ít sử dụng. Nó giúp tạo nhiều khoảng trống hơn cho các không gian chính của nhà. Ngôi nhà luôn gọn gàng, thông thoáng thay vì lộn xộn đồ đạc.

Sử dụng một công năng cho nhiều mục đích (không gian đa năng): Nếu diện tích xây dựng không lớn nhưng lại muốn có nhiều công năng sử dụng thì nên thiết kế không gian đa năng.

Chẳng hạn, thay vì thiết kế như thông thường; bạn tận dụng các khoảng trống bên dưới gầm giường, gầm cầu thang, trên nóc tủ hay thiết kế âm tường làm nơi kín đáo để chăn, màn, quần áo, ga gối hay sách vở…

Xu hướng thiết kế kiến trúc xây dựng mới nhất hiện nay cần đáp ứng mục đích work from home – làm việc tại nhà. Theo đó, nhà cần có phòng đa chức năng và view đẹp. Nó có thể vừa làm việc, vừa thư giãn, đọc sách, nghe nhạc lại vừa tập thể dục hay ngắm cảnh. Nhà tắm không chỉ để vệ sinh cá nhân mà còn là phòng spa để thư giãn, xả stress…

Linh hoạt trong bài trí: Bạn có thể đẩy các không gian chức năng ra phía ngoài. Sau đó, sử dụng các vật dụng đa chức năng hay các loại vách di động để biến hóa mục đích sử dụng khi cần…(Còn nữa.)

>> Xem tiếp 10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp – Phần 2.

>>Tham khảo thêm:

Kiến trúc VietAS

Tags:


Các bài viết khác

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ qua bài viết này

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

A-Z nội dung giúp chủ đầu tư hiểu đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội như lòng bàn tay - bí kíp chọn mặt gửi vàng để xây nhà hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.
Top 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại đơn giản màu trung tính trang nhã 2023

Top 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại đơn giản màu...

Tham khảo miễn phí 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại, màu trung tính đơn giản nhưng cực kỳ tinh tế, trang nhã để tìm ý tưởng xây ngôi nhà mới hoàn hảo.
Khám phá chi tiết mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp nhất thế giới ở Quatar

Khám phá chi tiết mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp nhất thế giới ở...

Mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp Quatar có kiến trúc độc nhất vô nhị hình trăng lưỡi liềm chọc trời, soi bóng xuống Vịnh Ba Tư lấy ý tưởng từ mỹ thuật và biển cả.
10 lí do tại sao người Mỹ thích xây nhà bằng gỗ nhất trên thế giới

10 lí do tại sao người Mỹ thích xây nhà bằng gỗ nhất trên thế...

Xây nhà bằng gỗ là nét văn hóa đặc trưng nổi tiếng thế giới của người Mỹ. Cùng khám phám phá 10 bí thiết kế nhà đẹp như người Mỹ từ chất liệu gỗ.
Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Muốn tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội hiệu quả; đừng sa vào các tiểu tiết. Làm đúng quy trình này bạn sẽ tránh được rắc rối, rủi ro và thiệt hại không cần thiết.
Tư vấn thiết kế nhà cấp 4 miễn phí - Chia sẻ tất tật không giấu giếm điều gì

Tư vấn thiết kế nhà cấp 4 miễn phí - Chia sẻ tất tật không...

Tư vấn thiết kế nhà cấp 4 miễn phí chia sẻ tất tật điều kiện cần và đủ để có ngôi nhà đẹp hoàn hảo vừa tốt phong thủy vừa tối ưu hóa không gian. Tổng đài 24/7.