Sức hút của công trình kiến trúc truyền thống

Tháng mười 11,2016 10:02 Chiều

Các kiến trúc truyền thống luôn mang đậm những đặc thù phổ biến của địa phương bạn sinh sống. Các công trình kiến trúc truyền thống thường được xây lại trên một nền móng có sẵn, giống với những thiết kế xây dựng tổng thể của khu vực. Điều này tạo ra một cảm giác liên tục và kết nối trong quá khứ, giúp khu vực này duy trì bộ mặt truyền thống của nó và gắn kết các cư dân của cộng đồng. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu tại sao các công trình kiến trúc truyền thống lại có sức hút kỳ lạ như thế nhé.


Một công trình kiến trúc truyền thống ở Nga (Ảnh 1)

Công trình kiến trúc truyền thống có nguồn gốc từ đâu?

Những ngôi nhà được xây dựng trong cộng đồng cũ tạo ra các tiêu chuẩn cho một kiến trúc sư truyền thống tìm cách duy trì. Đặc biệt là những cộng đồng có đã tồn tại qua nhiều thế kỷ thì các tòa nhà truyền thống luôn được tìm cách duy trì.


Kiến trúc truyền thống Nhật Bản (Ảnh 2)

Trong đó cấu trúc của cửa ra vào, cửa sổ, mái ngói được chuyển sang dùng vật liệu xây dựng mới để tạo ra sự cân bằng giữa hiện tại và quá khứ cũng như duy trì truyền thống của cộng đồng.

Tầm quan trọng của công trình kiến trúc truyền thống

Kiến trúc truyền thống có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì nó kết nối dòng chảy của thời gian. Đó là những liên kết giúp chúng ta duy trì những công trình kiến trúc truyền thống và đồng thời tích hợp các thiết kế xây dựng hiện đại khác. Bằng cách sử dụng các phong cách kiến trúc truyền thống và các yếu tố hiện đại khi xây dựng, cư dân địa phương sẽ có một cảm giác an bình và thống nhất trong cả cộng đồng của họ.

Những yếu tố cấu thành công trình kiến trúc truyền thống

Thành phần chính của một phong cách kiến trúc truyền thống là cách thức mà các phong cách xây dựng trong quá khứ và hiện tại được sáp nhập với nhau, tạo ra một sự chuyển đổi liền mạch. Với kiến trúc truyền thống, các vật liệu được sử dụng trong một tòa nhà mang đậm dấu ấn dịa phương.


Ngọ Môn-công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam (Ảnh 3)

Không phải phong cách truyền thống nào cũng có đầy đủ chức năng như kiến trúc hiện đại. Kiến trúc truyền thống là một phương thức xây dựng cũ mà ở đó các tòa nhà cần đứng vững trước thử thách của thời gian và luôn có mối liên hệ với quá khứ.

Kiến trúc đương đại hay kiến trúc truyền thống?

Câu hỏi đặt ra là liệu kiến trúc thiết kế hiện đại có thể thay thế được kiến trúc truyền thống trong cộng đồng hay không? Kiến trúc truyền thống được dựa trên các tiêu chuẩn xây dựng và truyền thống của cộng đồng. Trong một cộng đồng mới được những thiết kế hiện đại sẽ được lựa chọn nhiều hơn. Kiến trúc truyền thống không nhất thiết phải được xây dựng y nguyên như quá khứ mà cần làm thế nào để đứng vững trước dòng thời gian và duy trì được tính đặc thù truyền thống trong cộng đồng.

Bạn có thể tìm thấy một ví dụ điển hình của công trình kiến trúc truyền thống trong cộng đồng của bạn hoặc bằng cách đi du lịch và tìm hiểu các cộng đồng truyền thống để xem xét những tính năng thiết kế phù hợp trong cấu trúc xây dựng của họ.

Theo Doityourself



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.