Đặc điểm kiến trúc truyền thống Việt Nam

Tháng mười 06,2016 11:42 Sáng

Song song cùng sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì lĩnh vực văn hóa cũng đạt được những thành tựu lớn lao. Đặc biệt, trong lĩnh vực kiến trúc thì kiến trúc truyền thống Việt Nam là nơi lưu giữ và phản ánh rõ nét nhất sự phát triển hưng thịnh của đất nước. Qua những di sản và tài liệu còn để lại, kientrucvietas.com sẽ phân tích sâu thêm một số thông tin cơ bản của tổng thể kiến trúc truyền thống Việt Nam.


Thành Cổ Loa (Ảnh: ST)

Phân chia các loại hình kiến trúc truyền thống


Trong bối cảnh đất nước trải qua nhiều thời kì lịch sử, các công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam đến nay có công trình giữ được sự nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu, nhưng cũng có công trình bị hư hỏng và bắt đầu phải trùng tu, nâng cấp. Tuy nhiên việc thống kê và đánh giá các công trình vẫn hoàn toàn thực hiện được. Do đó, theo các nghiên cứu, công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam được chia làm các loại hình chính là: kiến trúc quân sự - quốc phòng, kiến trúc cung điện - dinh thự, kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng, văn miếu - văn chỉ, kiến trúc dân gian, kiến trúc vườn cảnh. Đây là các loại hình kiến trúc cơ bản của kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Trong mỗi loại hình kiến trúc sẽ phân chia rõ ràng thêm các hạng mục công trình có liên quan, cụ thể:

• Kiến trúc quân sự - quốc phòng: bao gồm các công trình: thành Cổ Loa, thành Hoa Lư, thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thành Tây Đô, phủ chúa Nguyễn, thành Huế.
• Kiến trúc cung điện - dinh thự: bao gồm quần thể kiến trúc cung đình Huế.
• Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng: bao gồm chùa tháp, đền miếu,
• Văn Miếu - Văn chỉ: bao gồm lăng mộ, đình làng, tháp Chàm.
• Kiến trúc dân gian: bao gồm: nhà ở dân gian, kiến trúc công cộng dân gian.
• Kiến trúc vườn cảnh: bao gồm: các vườn đẹp ở Việt Nam, trong nhà ở, trong công trình tôn giáo tín ngưỡng, trong triều đình, vườn lăng tẩm.


Chùa Thiên Mụ (Ảnh: ST)

Các đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam

Dù là công trình có quy mô nhỏ như kiến trúc dân gian hay có quy mô đồ sộ như kiến trúc quân sự quốc phòng hoặc kiến trúc cung điện, dinh thự thì trong từng công trình đều thể hiện rõ những đặc điểm cơ bản của công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam:

Tính dân tộc, tính địa phương: Dưới ảnh hưởng của văn hóa sở tại, trong mỗi công trình từ hình dáng cho đến chất liệu sử dụng để xây dựng để toát lên nét văn hóa đặc trưng cùng vùng miền và của cả bối cảnh thời gian thực hiện công trình.

Phong cách kiến trúc giản dị, khiêm tốn: Ảnh hưởng từ lối sống đến trong từng suy nghĩ của người dân Việt mà các công trình phản ảnh sự giản đơn, khiêm nhường nhưng lại khoáng đạt, nhẹ nhàng. Không quá cầu kỳ phức tạp từ tổng thể đến các chi tiết phụ. Trong mỗi công trình kiến trúc truyền thống luôn có những chủ đề quen thuộc như thiên nhiên, ruộng đồng, cây tre, vườn quả, con thuyền, dòng sông và con người... cùng các phong tục tập quán quen thuộc như tập quán, hội hè, rước lễ, tôn giáo tín ngưỡng. Hình dáng chung của mỗi công trình là sự phóng khoáng, thoáng đãng không bưng bít qua từng khoảng sân rộng, hay sân trước, sân sau... là những chỗ để tập trung được nhiều người nhất.


Văn miếu - Quốc tử Giám Hà Nội (Ảnh: ST)

Kết hợp với thiên nhiên: Các công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam không chỉ có một vị trí đắc địa mà còn có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài vẻ đẹp trong kiến trúc xây dựng còn có cả vẻ đẹp được tạo dựng bởi không gian thiên nhiên xung quanh công trình. Những tầm nhìn rộng rãi, trải dài với ruộng đồng, núi non hay sông sâu... Những không gian cây xanh, vườn cây bao bọc lấy kiến trúc tạo nên sự hài hòa mật thiết với thiên nhiên.

Hình dáng bố cục theo tỉ tương xứng, cân đối: Tỉ lệ tương xứng cân đối được sử dụng nhiều trong các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Các chi tiết đăng đối theo trục dọc hoặc cân đối theo một điểm chính trung tâm. Yếu tố này tạo nên nét thẩm mỹ cân xứng hài hòa.

Lịch sử đã ghi nhận và hiện đang giữ gìn những công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam này như những tài sản vô giá trị. Đây là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật chân chính, nó mang đậm dấu ấn lịch sử của cả dân tộc. kientrucvietas.com sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích về mảng kiến trúc truyền thống để quý khách tiện theo dõi và tham khảo.

Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.