Đặc trưng kiến trúc Nhật Bản thể hiện qua các loại hình
Nhật Bản là đất nước có nhiều có nhiều công trình đa dạng, độc đáo mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Nhật Bản. Chúng thường được giới thiệu đến mọi người qua những cuộc triển lãm được tổ chức bởi các cơ quan chức năng từ ngôi nhà nhỏ của những người nông dân đến cung điện hoàng gia lớn. Phong cách kiến trúc Nhật đã phát triển từ thời tiền sử đến thời hiện đại. Kiến trúc của lục địa Châu Á sớm được du nhập vào Nhật khiến kiến trúc của quốc gia này bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu địa phương. Ngoài ra gần đây cũng đã thấy xuất hiện một số mô hình kiến trúc phương Tây dần du nhập vào Nhật Bản.
Đặc trưng kiến trúc Nhật Bản đang được phát huy và lưu giữ
Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ theo kiểu truyền thống - một phần vì tài nguyên gỗ ở Nhật Bản rất phong phú và cũng do gỗ có độ bền tương đối tốt có thể chống chọi thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, biến đổi khí hậu, hỏa hoạn, động đất, núi lửa, sóng thần nên nhiều công trình đã bị phá hủy. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo tồn một số công trình lớn như đền, miếu, cung điện và lâu đài, trong đó có những công trình đã rất cũ và thường xuyên phải tu bổ.
Ngày nay nhiều đặc trưng kiến trúc Nhật Bản thời phong kiến được quảng bá trên các trang web du lịch nổi tiếng. Nó đang lan rộng trên toàn quốc, một số còn sót lại được bảo quản bởi các huyện, xã, thị trấn một số công trình khác đã được quy hoạch thành những khu bảo tàng.
Sau đây kientrucvietas.com giới thiệu về một vài đặc trưng kiến trúc Nhật Bản qua các loại hình cụ thể.
Miếu
Trong số các phong cách kiến trúc miếu thờ thì sớm nhất là phong cách Shinmei đại diện là đền Ise có các phòng giống như một nhà kho cổ đại và phong cách Taisha tiêu biểu là đền Izumo. Ngoài ra, phong cách Sumiyoshi như đền Sumiyoshi ở Osaka cũng được coi là gần giống với kiến trúc Nhật Bản thời nguyên thủy
Đền
Đền xuất hiện cùng với sự du nhập của Phật giáo từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 6. Lúc đầu, các ngôi đền ở Nhật rất giống ở Trung Quốc trong một số đặc điểm, chẳng hạn như có khoảng sân rộng và bố trí đối xứng. Một số trong những công trình đền thờ cổ xưa nhất thể hiện những đặc điểm này có thể được tìm thấy ở Nara, đặc biệt là ở chùa Horyuji (cấu trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới), Todaiji (cấu trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới), Yakushiji và Kofukuji. Asukadera, cách thành phố Nara khoảng 25km về phía Nam, được coi là tổ chức Phật giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản.
Những ngôi đền ở Nhật Bản đều mang đặc trưng kiến trúc Nhật Bản
Lâu đài
Cuộc nội chiến ở Nhật Bản cũng là nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng các lâu đài. Ban đầu chúng được xây dựng cho mục đích của pháo đài, lâu đài trở thành trung tâm của chính phủ và biểu tượng cho các lãnh chúa ở địa phương. Hàng trăm lâu đài đã được xây dựng trên cả nước, nhưng do chiến tranh, thiên tai và các chính sách hạn chế xây dựng lâu đài của chính phủ nên đến hiện nay chỉ có mười hai lâu đài còn tồn tại từ thời phong kiến, còn một số lâu đài khác đã được xây dựng lại vào thế kỷ 20.
Hiện nay chỉ có mười hai lâu đài còn tồn tại từ thời phong kiến ở Nhật Bản
Sự du nhập, ảnh hưởng và chọn lọc những phong cách kiến trúc từ các nước khác nhau trên thế giới đã tạo nên một đặc trưng kiến trúc Nhật Bản rất độc đáo. Ngày nay nó đã lan rộng, phát triển và tác động nhiều tới phong cách kiến trúc của một số quốc gia khu vực Châu Á.
Tổng hợp Internet