Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Tháng sáu 18,2018 09:47 Chiều

Nếu là người Việt Nam, Kiến trúc VietAS nghĩ bạn nên đến thăm quan Thành Nhà Hồ ít nhất một lần trong đời. Kẻo sẽ không bao giờ có cơ hội tận mắt chứng kiến một trong số rất ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn “độc nhất vô nhị” còn lại trên thế giới ở chính quê hương mình. Cái được tạo ra bằng nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng vòm đá tài tình của cha ông ta chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

 

Cổng Chính, Cổng thành phía Nam Thành Nhà Hồ

 

Kinh đô một thời vang bóng

Theo website chính thức của Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ; Thành Nhà Hồ nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45km về phía Tây Bắc.

Thành Nhà Hồ “là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”.

Thành được Hồ Quý Ly – khi ấy là Phụ chính Thái sư nhiếp chính của nhà Trần (quốc hiệu Đại Việt) cho xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 1397 bao gồm “một phức hợp các thành phần kiến trúc được xây dựng có tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long”.

Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều đại nhà Hồ, đổi quốc hiệu nước Đại Việt thành Đại Ngu và lấy Thành Nhà Hồ làm kinh đô. Nhưng sau đó 7 năm, nhà Hồ thất bại trước quân xâm lược nhà Minh nên Thành Nhà Hồ thất thủ, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, cùng triều đình Đại Ngu bị bắt. Kể từ đó Thành Nhà Hồ chỉ còn là một thời vang bóng.

Dù triều đại nhà Hồ tồn tại chỉ trong thời gian ngắn, nhưng những di sản để lại với phức hợp công trình kiến trúc có phong cách sáng tạo, khoa học; cùng những giá trị văn hóa tâm linh "bí ẩn" hàng đầu châu Á và Đông Nam Á được các nhà khảo cổ xếp vào hàng “độc nhất vô nhị” không lặp lại ở các triều đại Việt sau này.

Trải qua hơn 6 thế kỷ, chứng kiến bao bão tố can qua nhưng thành nhà Hồ vẫn còn đó với phần tường thành kỳ vĩ. La Thành và Đàn tế Nam Giao nằm trong phức hợp các công trình kiến trúc Thành Nhà Hồ hiện nay cũng gần như còn nguyên vẹn và đang tiếp tục được khai quật.

Ngoài tên như đã gọi, Thành Nhà Hồ còn được gọi là Thành An Tôn (cuối thời Trần), Thành Tây Đô (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14), Thành Tây Kinh (để phân biệt với Thành Đông Kinh Thăng Long), Thạch Thành (Thành được xây bằng đá) hay Thành Tây Giai (vì thuộc địa phận thôn Tây Giai).

Năm 2011 thành nhà Hồ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn.

 

Một đoạn tường Thành Nhà Hồ ở bên phải Cổng Chính

 

Thành cổ rêu phong giữa dòng đời vội vã

“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”

Nếu trước đây bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này để hoài niệm về kinh thành Thăng Long thì nay chúng tôi lại có cảm nhận tương tự khi đặt chân tới mảnh đất di sản Thành Nhà Hồ.

 

Cung điện khi xưa giờ chỉ còn là vựa lúa mưu sinh của người dân ngoại thành

 

Giữa bộn bề cuộc sống, chúng ta mải miết đi tìm những nơi non xanh nước biếc, biển ngọc trời trong để giải tỏa phần nào áp lực, tìm cho mình chút lắng đọng của tâm hồn. Và sau khi chi tiêu kha khá tiền lại tiếp tục bị cuốn theo vòng xoáy cơm áo gạo tiền muôn thuở. Rồi lúc giật mình nhìn lại đã thấy tâm hồn bị chai sạn tự bao giờ.

Nhưng đến với di sản Thành Nhà Hồ sẽ khiến chúng tôi có một tư duy khác, suy nghĩ khác. Không hiểu sinh khí tự nhiên từ đâu tới nhưng nó đã đưa chúng tôi trở về với bản thể của mình, thôi thúc chúng tôi làm những việc có ích hơn, muốn làm mọi cách để bảo vệ những gì đang hiện hữu. Và trên hết, nó khiến khiến chúng tôi muốn mình sống chậm lại để chiêm nghiệm về những điều đã qua.

Mỗi người sẽ có cảm nhận của riêng mình khi về với Thành Nhà Hồ. Nhưng có một điều VietAS chắc chắn rằng, cũng sẽ giống như chúng tôi; sau khi bước chân ra khỏi nơi đây lòng bạn sẽ trào dâng niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và không ngừng thốt lên: Trời ơi! Sao lại có một nơi đẹp lạ, thanh bình, cổ kính và bình yên đến như vậy ở trên đời?

 

Nơi bình yên không nhuốm màu vật chất

 

Hoàng Thành Nhà Hồ có hình gần vuông. Mỗi cạnh có kích thước trên dưới 800m, chu vi khoảng trên 3.5km. Phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. “Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công "X" tạo nên sự liên kết kiên cố”.

 

Tường thành sừng sững được ghép với nhau từ các phiến đá nặng mười mấy tấn

 

Dù ngày nay cung điện, dinh thự bên trong Thành đã bị phá hủy, thế chỗ cho những thửa ruộng rộng mênh mông, bát ngát; nhưng bốn cổng thành bằng đá uốn vòm theo hướng Nam (Cửa Tiền) – Bắc (Cửa Hậu) – Tây (Cửa Tây Giai) – Đông (Cửa Đông Môn) vẫn sừng sững giữa trời cùng bốn khối tường thành đá rêu phong nhuốm màu thời gian.

Không biết bằng cách nào, những phiến đá nặng từ 10 – 20 tấn được người xưa đưa lên cao và ghép lại với nhau một cách tự nhiên tạo thành mái vòm hình múi bưởi. Không hề có bất cứ một chất kết dính nào. Và hơn 600 năm nay, chúng vẫn tồn tại thách thức sự tò mò của người đương thời.

Nhiều chuyên gia đánh giá, công trình này xứng đáng được gọi là “Kim tự tháp” của phương Đông. Bởi kỹ thuật xây dựng vô cùng tinh vi mà thời nhà Hồ áp dụng vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

 

Những phiến đá nặng hàng chục tấn xếp hình múi bưởi không có chất kết dính

 

Cổng thành phía Nam – Uy nghi, hoành tráng

Cổng thành phía Nam hay còn gọi là Cửa Tiền, Cửa Nam cũng là cổng chính để khách thập phương mua vé, gửi xe vào thăm quan khu di tích thành Nhà Hồ.

Vì là cửa chính nên có kích thước to nhất với ba cửa uốn vòm dài. Cửa dài nhất 33.8m, cao 9.5m, rộng 15.17m. Các phiến đá được tạo thành đặc biệt lớn, phiến dài nhất tới 7m, cao 1.5m và nặng khoảng 15 tấn. Sờ vào những phiến đá xếp hình múi bưởi, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp, suýt xoa.

 

Trực diện Cổng Nam - Cửa Tiền với 3 cửa cuốn còn nguyên vẹn

 

Đặc biệt, nếu đến thăm nơi đây vào mùa thu, đứng trên Cổng Chính nhìn xuống bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh cung điện bên trong lòng Thành hiện nay. Đó là bức tranh những thửa ruộng lúa vàng ươm được chấm phá bởi con đường đất dài nối liền Nam Bắc uốn mềm như lụa. Từng đoàn xe trâu bò thũng thẵng kéo lúa về làng. Một cảnh tượng tuyệt đẹp long lanh dưới ráng chiều mà trước đây chúng tôi cứ ngỡ chỉ có thể tưởng tượng qua những áng thơ cổ.

Bên trong cung điện xưa giờ là thảm lúa vàng ươm đang mùa gặt hái

 

Cổng Thành phía Đông – Cuộc sống đơn sơ đến khó tin

Từ Cửa Tiền, bạn rẽ phải, men theo con đường đất nhỏ xung quanh tường Thành sẽ dễ dàng chứng kiến cảnh sinh hoạt ngày mùa của người dân ở thôn Đông Môn. 

 

Biển nội quy vào cổng di tích phía Đông

 

Cổng thành phía Đông nhìn từ trong làng Đông Môn

 

Những căn nhà ngói cấp 4 nhỏ xinh nằm nép phía sau dãy tường Thành sừng sững chắn hết tầm nhìn. Không còi xe inh ỏi, không xe máy ầm ĩ. Cái đập vào mắt chúng tôi là cuộc sống đơn sơ, tối giản đến mức khó tin. Làng quê thanh bình như một thế giới thu nhỏ tách khởi sự xô bồ, hối hả ở phố thị ngoài kia.

 

Những căn nhà gạch mái tôn lụp sụp thấp hơn hoặc chỉ ngang tường thành....

 

Cuộc sống giản dị nấp sau sự uy nghiêm của Thành cổ.

 

Họ di chuyển chủ yếu bằng xe đạp, thỉnh thoảng có vài chiếc xe máy hay xe đạp điện vụt qua. Phương tiện chở lúa từ đồng về nhà chỉ duy nhất bằng xe trâu, bò kéo hoặc công nông. Người dân cũng không bon chen, không se sua mời gọi, chèo kéo khách như nhiều vùng du lịch khác.

Ai có việc người ấy làm. Người lớn thì lo việc đồng áng, lũ trẻ thì trèo lên cổng Thành chơi. Chúng bò lên những bước tường thành đã sạt lỡ rồi leo lên trên đỉnh chơi trò đuổi bắt. Thoắt thấy người giơ máy ảnh lên chụp là e thẹn, lẩn tránh vì sợ bị lọt vào khung hình.

Một cuộc sống xa rời các thiết bị công nghệ tối tân nhưng lại cực kỳ yên ả. Trẻ em không cắm đầu vào smart phone chơi game hay ngồi trong phòng điều hòa máy lạnh mà hòa mình với thiên nhiên để vui đùa trong nắng và gió. Tuổi thơ của các em thật đẹp biết bao bởi đã được gắn liền với dấu ấn vàng son của cả một triều đại.

Có lẽ nào, sự tôn trọng lịch sử, tôn trọng quá khứ, cùng ý thức nâng niu, giữ gìn di sản thiêng liêng của người dân nơi đây là một trong những lí do để bốn bức tường thành dù trải qua bao thăng trầm vẫn hiên ngang giữa bão tố?

 

Trẻ em làng Đông Môn nô đùa dưới trời thu trong xanh 

 

Cổng thành phía Bắc – Làng quê bước ra từ tranh vẽ

Cổng phía Bắc là Cổng Hậu hay Cửa Hậu, nằm đối diện với Cổng phía Nam. Theo đánh giá của chúng tôi, chiếc cổng này còn khá nguyên vẹn cả về kiến trúc lẫn hình khối.

Bên trong cổng vẫn là cánh đồng lúa chín vàng đang mùa thu hoạch. Hai bên là hai dãy tường thành cỏ mọc xanh mướt, màu đá thâm đen như không có dấu hiệu của thời gian. Phía ngoài cổng là con đường dẫn vào làng với hàng cây rợp bóng. Phía trái là khoảng đất trải dài nhìn ra cánh đồng xa tít tới chân trời. Nổi bật trên nền trời xanh là con đường trắng mòn vẹt vì vết xe trâu bò kéo, uốn lượn vòng quanh. Phía phải là lối đi nhỏ men theo tường thành dẫn sang cổng thành phía Tây.

 

Cổng thành phía Bắc nhìn từ trong Thành

 

Và nhìn từ phía đường làng bên ngoài Thành

 

Kỳ quan vĩ đại này là của quê hương Việt Nam

 

Con đường mòn uốn lượn men theo tường thành dẫn sang cổng phía Tây

 

Dọc tường thành phía Bắc xuống Nam là quang cảnh đẹp đến nao lòng

 

Dãy tường thành hùng vĩ còn nguyên vẹn

 

Những con đường uốn lượn như trong tranh sơn mài

 

Vẻ đẹp trong trẻo như đi ra từ những áng thi ca cổ

 

Ráng chiều thu ở Thạch Thành 

 

Nếu bạn là tín đồ selfie thì không nên bỏ qua điểm lý tưởng này. Nó là một bức tranh trầm mặc, cổ kính và trữ tình đặc trưng của Thạch Thành. VietAS đảm bảo bạn không thấy ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S. Màu đen của đá, màu trắng của đất và bê tông, màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ cây và màu thanh bình của cuộc sống. Tất cả tạo nên một cảnh tượng "tiền vô khoáng hậu".

 

Cổng thành phía Tây - Cơ hội cho lần thứ hai

Chúng tôi tới Thành Nhà Hồ từ giữa trưa và mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng toàn bộ bốn Cổng Thành; nhưng mải quan sát, tìm hiểu kiến trúc, phong cảnh, cuộc sống con người nơi đây nên khi qua Cổng Bắc trời đã sẩm tối. Nhất định trong lần trở lại tới, chúng tôi sẽ không bỏ qua bất cứ chi tiết nào.

 

Nàng Bình Khương đập đầu vào đá kêu oan cho chồng

Nếu đến Thành Nhà Hồ, ngay từ cổng vào bạn sẽ được cô bán nước, chú giữ xe hay bà giữ đền đều là người dân nơi đây ca ngợi với lòng đầy tự hào về nàng Bình Khương – người con gái chung thủy, sắt son, đập đầu vào đá chết để kêu oan cho chồng, cách đây hơn 600 năm trước.

Đền thờ nàng Bình Khương thuộc làng Đông Môn (Cổng thành phía Đông), xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ Cổng Nam, rẽ phải hỏi vào đền nàng Bình Khương người dân ai cũng biết.

 

Thành Nhà Hồ gắn liền với huyền tích nàng Bình Khương

 

Huyền tích kể rằng, do muốn nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về Thành Nhà Hồ (ngày ấy là đất An Tôn); Hồ Quý Ly huy động quân dân dốc sức xây thành, đắp lũy và buộc phải hoàn thành gấp trong vòng 3 tháng. Ông giao cho Trần Công Sỹ làm đốc công xây dựng tường thành phía Đông.

Thật không may, các tường thành khác xây dựng bình thường, riêng tường thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách không hiểu vì cớ gì mà cứ xây gần xong lại bị sập nên làm chậm tiến độ. Hồ Quý Ly cho rằng Trần Công Sỹ cố tình tạo phản nên cho người chôn sống chàng chính tại nơi bức tường thành bị đổ.

Nghe hung tin, nàng Bình Khương tức tốc khăn gói đi kêu oan cho chồng và tới nơi chàng bị chôn sống để tìm xác. Nàng dùng hai bàn tay của người con gái yếu ớt lấy hết sức bình sinh nhiều lần xô bức tường đá mong tìm xác chồng nhưng không được, cuối cùng đành đập đầu vào tường đá tự vẫn theo chồng.

Thương cảm cho tấm lòng thủy chung, nghĩa tình của nàng Bình Khương và ca ngợi câu chuyện tình yêu cảm động của hai người; người dân làng Đông Môn đã lập đền thờ phụng nàng ngay tại nơi đã quyên sinh và cũng là nơi chồng nàng bị chôn sống. Đến các ngày rằm, mồng một hàng tháng họ đến thắp hương mong bà Bình Khương che chở, ban cho hạnh phúc, bình an và may mắn.

Hiện nay, ở phía trong cùng của đền, người dân vẫn còn thờ phiến đá in hằn hình đầu người và dấu hai bàn tay - một minh chứng cho huyền tích khi xưa.

 

Đoạn tường thành phía Đông bị sập khi xưa, ở ngay dưới là nơi thờ chàng Sỹ

 

Mộ nàng Bình Khương bên dưới mộ chàng Sỹ

 

Bia dựng ở phía sau đền

 

Đền thờ nàng Bình Khương bên dưới tán bàng rộng lớn

 

Ban thờ chính của đền

 

Biển di tích ở lối vào

Kết luận:

Dù bạn là ai, dù bạn chu du khắp bốn phương trời nhưng cũng đừng quên một lần ghé tới Thành Nhà Hồ. Ít nhất một lần trong đời tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kỳ vĩ cùng nghệ thuật kiến trúc xây thành đá quy mô lớn độc đáo còn lại duy nhất ở Đông Nam Á và số rất ít trên trái đất. Cũng để lưu giữ trong tâm khảm mình cảnh làng mạc đơn sơ, cuộc sống bình dị, yên ả của những người dân chân chất sống ven thành khi chúng vẫn còn giữ được vẻ thuần khiết.

Mọi thứ vật chất xa hoa, phù phiếm rồi cũng tan biến theo thời gian; nhưng những giá trị tinh thần, văn hóa, tâm linh và lòng tự tôn dân tộc sẽ không bao giờ phai mờ theo năm tháng. Chỉ có những thứ ấy mới khiến tâm hồn chúng ta đẹp hơn, trong hơn và cao thượng hơn.

(Bài viết tham khảo số liệu tại website chính thức của Di Sản Văn Hóa Thế Giới Thành Nhà Hồ và một số tài liệu khác)

> Tiếp theo: Đàn tế Nam Giao Thành Nhà Hồ - Vùng đất linh thiêng lưu dấu 600 trăm năm

Tags: Thành nhà Hồ thạch Thành kiệt tác thành lũy nghệ thuật kiến trúc tài tình Kiến trúc VietAs VietAs Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ Hồ Quý Ly triều đại nhà Nhà Hồ Hồ Hán Thương Đại Ngu công trình kiến trúc có phong cách sáng tạo La Thành Đàn tế Nam Giao công trình kiến trúc Thành Nhà Hồ Thành An Môn Thành Tây Đô Thành Tây Kinh Thạch Thành Thành Tây Giai di sản Thành Nhà Hồ Hoàng Thành Nhà Hồ kỹ thuật xây dựng cổng thành phía Nam Cửa Tiền di tích Thành Nhà Hồ cổng thành phía Đông nhà ngói cấp 4 Đông Môn Tây Giai cổng Thành phía Bắc Cửa Hậu cổng Thành phía Tây nàng Bình Khương đền nàng Bình Khương Vĩnh Long Vĩnh Lộc Thanh Hóa Bình Khương chàng Sỹ Trần Công Sỹ nghệ thuật kiến trúc xây thành đá nghệ thuật kiến trúc VietAS Thanh nha Ho thach Thanh kiet tac thanh luy nghe thuat kien truc tai tinh Kien truc VietAs VietAs Di san van hoa The gioi Thanh Nha Ho Ho Quy Ly trieu dai nha Nha Ho Ho Han Thuong Dai Ngu cong trinh kien truc co phong cach sang tao La Thanh Dan te Nam Giao cong trinh kien truc Thanh Nha Ho Thanh An Mon Thanh Tay Do Thanh Tay Kinh Thach Thanh Thanh Tay Giai di san Thanh Nha Ho Hoang Thanh Nha Ho ky thuat xay dung cong thanh phia Nam Cua Tien di tich Thanh Nha Ho cong thanh phia Dong nha ngoi cap 4 Dong Mon Tay Giai cong Thanh phia Bac Cua Hau cong Thanh phia Tay nang Binh Khuong den nang Binh Khuong Vinh Long Vinh Loc Thanh Hoa Binh Khuong chang Sy Tran Cong Sy nghe thuat kien truc xay thanh da nghe thuat kien truc VietAS


Các bài viết khác

4 biệt thự dưới lòng đất giá hàng trăm triệu đô nổi tiếng thế giới

4 biệt thự dưới lòng đất giá hàng trăm triệu đô nổi tiếng thế...

3 trong 4 căn biệt thự dưới lòng đất nổi tiếng thế giới giá hàng trăm triệu đô thuộc quyền sở hữu của giới nhà giàu Mỹ.
Chiêm ngưỡng 5 biệt thự đắt nhất thế giới của giới siêu giàu

Chiêm ngưỡng 5 biệt thự đắt nhất thế giới của giới siêu giàu

Bỏ ra hàng tỷ USD để sở hữu những ngôi biệt thự đắt nhất thế giới, các tỷ phú USD này còn làm người ta choáng váng bởi những tài sản kếch xù không ai có thể tưởng tượng nổi.
Mẫu thiết kế biệt thự vườn 1 tầng đơn giản thôi nhưng khiến nhiều người khao khát

Mẫu thiết kế biệt thự vườn 1 tầng đơn giản thôi nhưng khiến...

Nếu sở hữu 3 mẫu thiết kế biệt thự vườn 1 tầng kiểu này chứng tỏ bạn không chỉ là người thông thái, giỏi tiêu tiền mà còn biết hưởng thụ cuộc sống.
Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Nghệ thuật thiết kế biệt thự vườn Nhật Bản sâu sắc xen lẫn huyền bí. Nó phản ánh cách sống chậm rãi, tỉ mỉ, thực dụng và yêu thiên nhiên của người Nhật mà người Việt đang hướng đến.
Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới cho không gian sống yên bình, an lạc

Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới cho không...

Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới Á Đông tận dụng tối đa quang cảnh thiên nhiên sẵn có cho không gian sống xanh thơ mộng nhưng bình an và thư thái tuyệt đối.
Mê mẩn với thiết kế bể bơi vô cực 360 độ đầu tiên thế giới trên nóc cao ốc London

Mê mẩn với thiết kế bể bơi vô cực 360 độ đầu tiên thế giới...

Một thiết kế bể bơi vô cực 360 độ đầu tiên trên thế giới được đặt lơ lửng trên đỉnh tòa nhà chọc trời cao 200m ở thủ đô London không có lối ra vào khiến nhiều người tò mò...

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...