Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Tháng mười một 06,2018 12:17 Sáng

Lập bàn thờ Tổ tiên (bàn thờ Gia tiên) là một phong tục không thể thiếu trong đời sống tâm linh người Việt. Nó thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất.

Phong thủy phòng thờ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình Việt khi làm nhà

Dù chuyển về nơi ở mới là nhà cấp 4 mái ngói ở nông thôn, nhà phố hiện đại, căn hộ chung cư hay biệt thự nhà vườn cao cấp đi chăng nữa thì khi lập bàn thờ Tổ tiên cũng cần phân biệt với Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ để làm đúng với phong tục truyền thống. Đó là một trong những cách duy trì và phát huy nét đặc sắc của văn hóa tâm linh dân tộc Việt, đặc biệt ở các miền quê.

Ngoài giới thiệu các mẫu nhà mái ngói, mái thái có kiến trúc và nội thất thiết kế hiện đại theo phong cách truyền thống, Kiến trúc VietAS chia sẻ thêm nội dung khái quát ngắn gọn và dễ hiểu về bố cục và cách lập bàn thờ Tổ tiên cho các gia đình. Bài viết tham khảo tài liệu từ một số nguồn về phong tục thờ cúng Gia tiên của người Việt.

Theo phong tục cổ truyền, bàn thờ Tổ tiên của người Việt thường gồm 2 lớp:

1. Lớp trong, nằm ở vị trí cao hơn

  1. Lớp trong cùng bàn thờ có thể kê một chiếc rương cao sát vào tường hậu của phòng thờ hoặc khu vực thờ cúng ở phòng khách.

Mặt trước của rương đóng nẹp chia làm 3 ô. Mỗi ô có thể khắc 3 chữ đại tự hoặc dán tranh vào các dịp Lễ Tết. Trên nẹp có những đồng tiền đồng hoặc tiền kẽm tùy gia đình.

Rương có tác dụng để các vật đựng đồ lễ như bát, đĩa, đũa, nồi, ấm chén…và lấy ra khi cần dùng.

Các gia đình có điều kiện thì không dùng rương mà thay vào đó là một chiếc bàn to hay một chiếc sập sơn son thiếp vàng kê trên mễ cao. Phía trước có tấm màn bằng vải đỏ che vật đựng đồ lễ xếp ở bên dưới.

  1. Ở giữa rương hoặc sập có 2 chiếc mâm hình chữ nhật để bày đồ lễ vào các ngày Rằm, mồng Một, giỗ chạp hoặc Lễ Tết. Mâm thứ nhất lớn để để bày cỗ, mâm thứ hai nhỏ hơn để bày hoa quả.
  2. Ở chính giữa lớp trong cùng này kê một chiếc kỷ hoặc chiếc ngai có hai tay hình đầu rồng tượng trưng cho ngôi vị của Tổ tiên.
  3. Chất liệu: Hầu hết tất cả những đồ thờ đều làm bằng gỗ, thường là gỗ mít hoặc các loại gỗ tốt có mùi thơm, ít bị mối mọt và được sơn son thiếp vàng đẹp mắt.
  4. Hết lớp trong này sẽ đến lớp ngoài. Hai lớp được ngăn với nhau bằng một chiếc y môn (màn thờ) màu đỏ bằng the hay vải sợi treo từ trên cao thả xuống.

Bố cục bàn thờ Tổ tiên của người Việt hiện đại bài trí cơ bản theo cách sắp xếp truyền thống

2. Lớp ngoài, vị trí thấp hơn

Lớp ngoài bàn thờ được tính từ chiếc y môn trở ra. Lớp ngoài gồm:

  1. Một chiếc hương án cao
  2. Chính giữa trước hương án là một bát hương bằng sành hoặc sứ.
  3. Sau bát hương là một chiếc kỷ nhỏ giống chiếc mâm kê ở lớp trong.
  4. Đặt trên kỷ là ba chiếc đài có nắp để rót rượu, trên nắp có núm cầm.

Đài bằng gỗ hoặc đồng tiện rỗng để khi đặt lên nắp và đài khớp với nhau.

Đài chỉ mở nắp để rót rượu vào các ngày Rằm, mồng Một, giỗ và Lễ, Tết; các ngày thường đậy lại cho khỏi bụi bặm.

  1. Hai bên bát hương đặt 2 cây đèn dầu, 2 cây nến hoặc 2 cây đèn điện.
  2. Ngoài hai cây đèn, có gia đình đặt thêm hai con hạc bằng đồng chầu ở hai bên bát hương. Trên đầu hai con hạc có đế để thắp nến.
  3. Ở mé ngoài hai cây đèn, gần đầu hương án là hai ống đựng hương.

Ngoài các đồ thờ trên còn có:

  1. Đôi lọ lộc bình bày trên hương án để cắm hoa vào các ngày Rằm, mồng Một, Giỗ, Lễ Tết.

Nếu gia đình nào chỉ có một chiếc lọ lộc bình thì đối diện phía bên kia là một chiếc mâm bồng để bày hoa quả. Hai thứ này bày theo nguyên tắc Đông bình Tây quả. Nghĩa là bày mâm hoa quả ở phía tay trái của người đứng thắp hương, bày lọ hoa ở phía tay phải của người đứng thắp hương.

Khu vực thờ cúng Gia tiên nằm trong cùng phòng khách

3. Chú ý:

Ngoài bát hương và lọ lộc bình, tất cả những đồ thờ như hương án, kỷ nhỏ, cây đèn, cây nến, ống hương, mâm bồng … thường làm bằng gỗ mít hoặc sơn son thiếp vàng. Những gia đình nào có điều kiện thì thay toàn bộ các đồ gỗ kể trên bằng đồ đồng gọi là Tam sự (bộ đỉnh hương), Ngũ sự hay Thất sự.

Bộ Tam sự, chiếc đỉnh đồng sẽ thay thế cho bát hương. Hai bên đỉnh là hai con hạc đồng trên mỏ ngậm hoa hoặc đúc thành nơi để căm nến.

Ngoài 3 thứ trên bộ Ngũ sự còn có thêm hai ống để hương, còn bộ Thất sự thì có thêm đôi đèn.

Toàn cảnh phòng khách có bàn thờ Gia tiên bài trí theo phong cách truyền thống hiện đại

4. Kết luận

Nói tóm lại, bàn thờ Tổ tiên truyền thống thường có 2 lớp: Lớp trong cao hơn và lớp ngoài thấp hơn. Lớp trong bày biện các đồ cố định quan trọng như đỉnh đồng, ngai, di ảnh (ảnh thờ) hay bát hương...Lớp ngoài để bày biện các lễ vật dâng cúng vào các ngày mồng Một, Rằm và Lễ - Tết.

Ngày nay, xã hội phát triển hiện đại việc lập bàn thờ Tổ tiên cho nhà mới phần nào được các gia đình lược bớt cho gọn nhẹ, có khi chỉ làm một lớp. Thường chỉ bày biện những đồ chính theo bố cục cách sắp xếp của bàn thờ truyền thống. Tùy điều kiện mỗi nhà mà việc trang trí bàn thờ Tổ tiên cầu kỳ hay đơn giản.

Kiến trúc VietAS



Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore giàu có thịnh vượng?

Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore...

Nhờ áp dụng các nguyên tắc phong thủy đặc biệt vào quy hoạch và xây dựng đất nước giúp đảo quốc sư tử Singapore vươn lên mạnh mẽ, trở thành con rồng châu Á. 
6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh thông

6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh...

Tuân thủ 6 nguyên tắc phong thủy bể cá để không đặt ở những góc chết, tràng khí xấu. Trồng cây cây héo, nuôi cá cá chết, người ở ốm yếu xanh xao gầy mòn.
3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

Chỉ cần nhớ 10 điều phong thủy nhà ở nên tránh này là đủ giúp nhà cửa đầy sinh khí. Áp dụng vào thiết kế và xây dựng phù hợp để mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi xây nhà

5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi...

Kiến trúc là vận, phong thủy là linh hồn. Nếu muốn gia trạch muôn đời thịnh vượng, cần tuân thủ 5 nguyên tắc phong thủy này ngay từ khi chọn đất làm nhà.
9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ đúng phong thủy

9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ...

Đặt giường ngủ đúng phong thủy không khó nếu ghi nhớ 9 điều kiêng kị dưới đây để gia trạch bình an, không gian hoàn mỹ, yên tâm xây tài.