Sự khác nhau giữa nhà truyền thống Thái Lan và Việt Nam

Tháng mười hai 20,2016 10:07 Chiều

Lối kiến trúc nhà tuyền thống Thái Lan có những nét tương đồng với nhà của các quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, xét về góc độ văn hóa nhà ở thì nhà ở truyền thống của đất nước Thái Lan lại mang đậm màu sắc Phật giáo. Vậy sự khác biệt giữa nhà ở truyền thống Thái Lan và Việt Nam là gì?

Kiến trúc Thái Lan mang đậm sắc màu Phật giáo (Ảnh: P.A.B)

Nhà truyền thống của người Thái Lan

Với đặc điểm đất nước có nhiều sông ngòi, đầm lầy... nhà truyền thống Thái Lan là dạng nhà sàn kiên cố. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là gỗ, tre, mái lợp bằng tranh hoặc lá cọ... Nhà thường có 3 phần: phần chính dùng để ở, phần hiên và cầu thang đi lên.

Phần nhà ở luôn có một bàn thờ phật ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, lúc nào cũng được dâng cúng hương hoa và trầu cau tươi mới. Đây được xem là nơi linh thiêng, tất cả sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này. Cấm kị trẻ con và đàn bà đi lại phía dưới, cấm mọi người hướng chân vào dù là lúc ngủ hay trò chuyện.

Nhà sàn truyền thống Thái Lan tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất. Đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh bệnh tật do thời tiết ẩm thấp gây ra. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng làm nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải.

Cận cảnh kiến trúc mái nhà truyền thống của người Thái Lan (Ảnh: P.A.B)

Phần cầu thang của ngôi nhà luôn được chú trọng, được làm từ các loại gỗ chắc. Số bậc cầu thang luôn là số lẻ vì theo quan niệm của người Thái Lan, số chẵn sẽ rất dễ dẫn ma vào nhà, mang lại điều không may mắn. Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống giúp nhà cao hơn. Những nơi không ngập nước cũng dựng cột, gầm sàn được dùng là chỗ nuôi gia súc.

Nhà truyền thống của người Việt Nam (tộc người Kinh)

Kiến trúc ngôi nhà Việt truyền thống có rất nhiều kiểu, trong đó hai kiểu phổ biến nhất là kiến trúc hình thước thợ và kiến trúc hình chữ Môn. Ở kiến trúc thứ nhất có nhà chính và nhà phụ (nhà phụ thường là nhà bếp), kiểu này rất phổ biến ở các làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu thứ hai có nhà chính nằm ở giữa và hai bên là hai nhà phụ (một là nhà bếp, một là kho để chứa lương thực), đây là kiểu kiến trúc của những gia đình khá giả hoặc các quan lại địa chủ xưa. Trong khuôn viên nhà truyền thống, ngoài nhà chính, nhà phụ còn có sân, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi, hàng rào, cổng. Ba yếu tố Người – Đất – Nước luôn luôn song hành, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Giống với quan niệm tính số bậc cầu thang của người Thái Lan. Nhà chính thường có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, rất hiếm nhà có số gian chẵn. Số lượng gian tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình hay điều kiện thiên nhiên ở khu đất mà họ sinh sống. Ngôi nhà được kết cấu đăng đối, vì số gian lẻ nên gian giữa bao giờ cũng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách nên được bài trí hết sức công phu, trên các cột, kèo đều có chạm trổ hoa văn tinh tế.

Nhà ở truyền thống Việt Nam ở Bắc bộ

Ngôi nhà rộng bề ngang nhưng cạn bề sâu, cửa chính rộng, đôi khi có liếp che. Kích thước không gian nội thất nhà Việt tuy nhỏ mà thực ra lại vô cùng rộng vì đó là không gian mở, hình thức không gian nội thất tưởng chừng như đơn điệu nhưng lại rất đa dạng vì nó hòa nhập với tự nhiên. Bao quanh ngôi nhà là các công trình khác như sân phơi, giếng nước, ao thả cá, vườn tược, chuồng trại chăn nuôi, hàng rào và cổng. Người nông dân đã biết bố trí khuôn viên của gia đình mình thành một chuỗi khép kín sinh hoạt cơ bản để tự cung cấp ổn định cuộc sống gia đình.

Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu giúp bạn khám phá văn hóa nhà truyền thống Thái Lan, từ cái nhìn đó để so sánh với văn hóa nhà ở truyền thống Việt Nam một cách khái quát nhất. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu thêm nhiều nền văn hóa nhà ở khác ở các bài tiếp theo nhé.

Theo Vanhoaviet



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.