Nhà ở truyền thống của dân tộc Giáy ở Sapa

Tháng mười hai 23,2016 07:35 Sáng

Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày – Thái, cư ngụ tập trung ở vùng núi Tây Bắc. Bản Tả Van Giáy nằm lọt thỏm trong thung lũng Mường Hoa thơ mộng, thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Những nếp nhà nhỏ của bà con dân tộc Giáy nơi đây nằm dựa lưng vào sườn núi, bên cạnh là dòng suối Hoa uốn lượn rì rầm chảy ngày đêm, một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên. Sau đây, kientrucvietas.com xin giới thiệu với các đôi nét về nhà ở của dân tộc Giáy.

Phong cảnh thơ mộng tại thung lũng Mường Thanh, Sapa (Ảnh 1)

Qua tài liệu văn học dân gian thì trước đây nhà ở của người Giáy vốn là nhà sàn, nhưng do đặc điểm nơi cư trú, nên có nhóm làm nhà đất.

Theo quan niệm của người Giáy, đất và hướng nhà là 2 yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của gia chủ. Nên trong việc cất nhà họ chọn lựa và tuân thủ rất nghiêm nhặt các quy định cất nhà theo truyền thống.

Trước khi tìm đất cất nhà, họ thường nhờ đến thầy mo cúng xin thần linh cho đất phù hợp với gia đình và dòng họ. Chọn nơi làm nhà, bao giờ người Giáy cũng quan tâm đến nguồn nước, bên cạnh ý nghĩa tâm linh là nơi mát mẻ, an bình, họ còn có điều kiện canh tác, trồng lúa nước, làm nương rẫy...

Sau khi chọn được đất, với người Giáy, xây dựng nhà cần phải chú ý chọn hướng. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem đến tài lộc, hạnh phúc... cho mọi thành viên. Theo quan niệm của người Giáy, chọn hướng nhà như vậy mới được thần núi che chở, bảo vệ khỏi những điều xui xẻo. Ngoài ra, hướng đó phải thoáng đãng, rộng lớn, không bị che khuất tầm nhìn và không có mồ mả chắn phía trước, như vậy mới có thể làm ăn phát đạt.

Khi đã có được mảnh đất ưng ý, họ bắt đầu chọn hướng và khởi công cất nhà. Nhà ở của người Giáy có 3 gian, vật liệu là những cây gỗ chặt trong rừng làm cột, kèo, sàn nhà; vách làm bằng cây nứa chẻ ra rồi đan lại và trộn rơm trét đất, mái lợp tranh.

Từ nguồn vật liệu sẵn có trong tự nhiên, bà con dân tộc Giáy thường dựng nhà bằng 2 loại nguyên liệu: gỗ hoặc lấy cây vầu, cây nứa chẻ ra rồi đan lại và lấy đất trộn rơm trát lên đó làm tường. Nhà đất hay nhà gỗ phụ thuộc vào mức độ khá giả của mỗi gia đình. Ông Sần Cháng cho biết: Chọn gỗ thì trước hết cây đó không phải là cây bị sét đánh, cây không có tổ quạ trên ngọn, không được cụt ngọn. Người ta kị những cây thế này, người ta không lấy. Lấy làm thứ khác thì được nhưng không lấy để làm cột nhà. Gỗ thì bất kỳ gỗ nào cũng được.

Nhà ở truyền thống của dân tộc Giáy cư ngụ tại Sapa (Ảnh 2)

Chiều cao ngôi nhà ở của người Giáy được tính từ nền đất đến xà ngang, thường là 1, 8m trở lại, còn chiều rộng nhà khoảng 9, 10m. Người Giáy làm nhà 3 gian, mỗi gian có những ý nghĩa nhất định. Thường thường gác xép chỉ làm ở 2 gian ngoài, gian giữa để thông thoáng.

Trong việc bố trì nội thất, người Giáy luôn dành gian giữa là nơi trang nghiêm nhất làm nơi đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Vào các dịp lễ, Tết, các ngày giỗ, mọi người mới quây quần ăn cơm tại đây. Theo tục lệ của người Giáy, phụ nữ không được nằm gian giữa. Đặc biệt, nhà của người Giáy luôn có gác xép, gọi là cái lầu. Bếp chỉ đựng 1 số đồ dùng trong bếp, còn lại các đồ đạc khác như thóc lúa, gạo thịt... tất cả đều để trên lầu như một cái kho. Nếu có khách thì có thể dọn đi để khách ngủ trên đó cũng được.

Buồng của các thành viên trong gia đình ở các gian bên cạnh gian giữa. Nếu nhà có nhiều con dâu, thì buồng của vợ chồng con cả sẽ nằm ở phía mặt trời lặn, buồng của con dâu tiếp theo nằm ở phía mặt trời mọc. Trước đây, bếp thường nằm ở gian bên trong ngôi nhà của người Giáy, nhưng ngày nay, nhiều gia đình người Giáy đã làm bếp đun nấu riêng, độc lập với nhà. Ông Sần Cháng giải thích: Con dâu cả phải ở gian bên ấy thì gần với bếp lò, để sáng con dâu dậy sớm làm bếp. Còn gian bên này người già ở thì có thể dậy muộn hơn 1 chút. Sắp xếp như thế để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt gia đình.

Nhà sàn được xây dựng kiên cố của dân tộc Giáy (Ảnh 3)

Nhà ở của người Giáy thường có 3 cửa: cửa chính ở gian giữa để ra vào, một cửa ra nhà bếp, một cửa nằm ở trong buồng mở ra phía đằng sau nhà. Gian giữa được làm thụt vào so với 2 gian bên, cửa sổ ở hai gian này có kích thước chỉ khoảng 20x40cm. Cửa ra nhà bếp để người ta ra vào khi tránh những việc không được đi vào gian chính. Kiêng xách thịt tươi đi qua cửa chính, phải đi từ đằng cửa bếp. Phụ nữ mới đẻ không được đi cửa chính nếu đứa trẻ chưa được ra mắt tổ tiên.

Trước cửa chính của ngôi nhà, đồng bào Giáy còn treo mắc những quả còn bằng vải đủ màu sắc để trang trí cho ngồi của mình. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Giáy. Ngôi nhà truyền thống là nơi lưu giữ những nếp sinh hoạt truyền thống cũng như thể hiện cuộc sống thường nhật của bà con người Giáy ở Lào Cai.

Theo VOV



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.