Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên, bản sắc dân tộc vùng cao

Tháng mười hai 12,2016 11:40 Chiều

Nói đến Tây Nguyên chúng ta không thể không nhắc đến Kiến trúc nhà sàn vô cùng độc đáo, mang bản sắc truyền thống đặc trưng của các đồng bào thiểu số. Hãy cùng kientrucvietas.com khám phá nét đẹp mộc mạc, thô sơ mà vững chắc của những ngôi nhà sàn vùng cao nhé.

Kiến trúc nhà sàn tây nguyên hình ảnh 1

Nét đẹp, mộc mạc thô sơ của nhà sàn Tây Nguyên (Ảnh 1)

Nhà sàn Tây Nguyên thường được thiết kế và xây dựng bởi chính chủ nhân ngôi nhà và sự góp sức của cả cộng đồng anh em – những kiến trúc sư vai trần chân đất – từ những vật liệu được tận dụng hoàn toàn từ thiên nhiên có sẵn như gỗ trong rừng, tre nứa, lồ ô, lá tranh, dây mây… Mỗi dân tộc có 1 thiết kế đặc trưng và đặt biệt không hề bị trùng lặp với bất cứ nơi nào. Mỗi dân tộc có một thiết kế khác nhau và cách xây dựng khác nhau đa phần những ngồi nhà này được làm bằng gỗ nên mùa hè tạo cảm giác thoáng mát và mùa đông khi đóng hết các cửa thì ấm ấp bao quanh ngôi nhà. Do phải đối phó với môi trường khắc nghiệt “gió lắm, mưa nhiều” ở Tây Nguyên nên nhà sàn thường được làm theo hướng Bắc – Nam đón gió mát và không bị hắt nắng chiều.

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Do đặc điểm thường sống chung nhiều thế hệ nên nhà sàn Tây Nguyên thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian, tùy theo số lượng gia đình ở. Kích thước: rộng 5.6m đến 7m, dài tùy thuộc vào số gian, thường 3m một gian.

Việc dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đòi hỏi sự góp sức của cả cộng đồng. Về nguyên liệu, gỗ làm cột thường được để nguyên cây, thẳng và không có các loại dây đeo bám trên thân cây. Các cột và xà nhà nhà sàn có đường kính từ 35cm đến 40cm chỉ được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu ( theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít tạo nên một kết cấu vững chắc

Cầu thang để đi lên nhà thường được làm từ các thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Nhà còn là nơi nghệ thuật tạo hình tung tẩy trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi như chim, voi, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, mặt trời… Những biểu tượng này thể hiện việc sùng bái tự nhiên cũng như thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các đồng bào Tây Nguyên.

Kiến trúc nhà sàn tây nguyên hình ảnh 2

Cầu thang chạm đẽo hình vầng trăng khuyết và đôi bầu vú trong kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên (Ảnh 2)

3 dạng nhà sàn đặc trưng

Nhà sàn thuộc dạng kiên cố

Của các tộc người Sê Đăng, Êđê, Jrai: các cột nhà đều được chọn lựa từ thân cây gỗ lớn. Sàn cao để tránh xa sự xâm phạm của thú dữ.

Nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố (nhà mu rùa)

Của các tộc người Ca Tu, Jẻ, Triêng, Mnâm, Hrê, Brâu, Ka Dong… : cột bằng cây gỗ loại vừa. Mái lợp cỏ tranh hình ovan. Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu. Sàn thấp và được lợp bởi những tấm ván lâu đời.

Nhà dạng tạm bợ (nhà vòm)

Của nhóm các tộc người phía nam Tây Nguyên như  Jẻ Triêng, Mnông, Stieng… do có tập quán du cư, nên nhà sàn của họ đều làm dạng nhà trệt bằng vật liệu không bền vững, như gỗ làm cột nhà thường là loại cây chỉ bằng bắp tay. Mái nhà lợp tranh rủ xuống sát đất, có hai cửa ra vào hình ovan.

Kiến trúc nhà sàn tây nguyên hình ảnh 3

Nhà sàn Tây Nguyên được xây dựng kiên cố với các cột gỗ to (Ảnh 3)

Nhà sàn là một đặc trưng văn hóa có giá trị rất lớn đối với các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung. Với kĩ thuật đơn giản, kiến trúc khá đa dạng tạo đã tạo  nên vẻ đẹp đặc sắc của nền văn hóa nơi này, nó không chỉ  hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt, vừa thiêng liêng cao quý, vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng dân tộc.

Theo Baomoi



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.