Kiến trúc truyền thống Ấn Độ, cội nguồn của những linh cảm
Một trong những thành tựu lâu dài nhất của nền văn minh Ấn Độ chắc chắn là kiến trúc của nó. Kiến trúc Ấn Độ đã phát triển qua nhiều thế kỷ, là kết quả của điều kiện kinh tế - xã hội và địa lý. Các phong cách khác nhau của kiến trúc Ấn Độ được biến đổi bởi các vị vua trị vì trong lịch sử, nó là kết quả của sự đa dạng hóa các mẫu kiến trúc đã được cách tân đồng thời giữ lại tính liên tục của lịch sử. Dưới đây Kientrucvietas.com xin giới thiệu những kiến trúc truyền thống Ấn Độ.
Đặc điểm kiến trúc truyền thống Ấn Độ
Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, kiến trúc truyền thống Ấn Độ lại mang dấu ấn riêng tương ứng. Thành phố Indus Valley là nơi cung cấp những bằng chứng đáng kể về những công trình kiến trúc cổ mà có nguồn gốc từ sự ra đời của Phật giáo. Trong thời gian này, một số lượng đáng kể những công rình tráng lệ được xây dựng.
Đại Bảo Tháp ở Sanchi đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc truyền thống Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Nổi bật nhất của nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo là Đại Bảo Tháp ở Sanchi và các hang động đá cắt ở Ajanta.
Thành tựu đáng chú ý nhất của các nhà cai trị Pallava là những ngôi đền đá cắt của Mahabalipuram và các ngôi đền Kanchipuram. Các ngôi đền ở Thanjavur, Belur và Halebid là minh chứng xuất sắc cho kiến trúc truyền thống của miền Nam Ấn Độ.
Trong khi đó ở phía Bắc Ấn Độ lại phát triển một phong cách kiến trúc mới được gọi là kiến trúc theo phong cách Nagara. Tại miền trung Ấn Độ, các nhà cai trị Chandela xây dựng một ngôi đền tráng lệ ở Khajuraho. Với sự xuất hiện của những người cai trị Hồi giáo, phong cách kiến trúc hồi giáo cũng được ra đời.
Colonial- Kiến trúc thời thuộc địa
Giống như tất cả các khía cạnh khác, việc Ấn Độ bị xâm chiếm và trở thành cũng có tác động sâu sắc đến phong cách kiến trúc của đất nước này. Với chế độ thực dân, một chương mới trong kiến trúc Ấn Độ đã mở ra.
Người Hà Lan, Bồ Đào Nha và Pháp đã xây dựng lên các tòa nhà của họ tại đất nước xinh đẹp này, nhưng chính người Anh mới có sự tác động lâu dài nhất về kiến trúc.
Kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ
Từ thời kỳ trung cổ Ấn Độ đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kiến trúc. Với sự xuất hiện của người Hồi giáo Ấn Độ, nhiều tính năng mới được đưa vào thiết kế trong các tòa nhà.
Đền Tajmahal Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Sự phát triển của Phong cách kiến trúc Hồi giáo của thời kỳ này có thể được gọi là kiến trúc Ấn - Hồi hoặc kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hồi giáo.
Kiến trúc cổ
Kiến trúc cổ của Ấn Độ là sự lưu giữ lịch sử của một nền văn minh rực rỡ. Bạn có thể tìm lại những kiến trúc cổ của Ấn Độ tại thành phố Indus Valley.
Một kiến trúc cổ của Ấn Độ đẹp ngỡ ngàng (Ảnh: P.A.B)
Trong số các di tích kiến trúc cổ xưa của Ấn Độ, đặc trưng nhất là các ngôi chùa, Chaityas, Tịnh Xá, bảo tháp và kiến trúc tôn giáo khác.
Kiến trúc hang động
Các kiến trúc hang động ở Ấn Độ bắt đầu vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Những hang động đã được sử dụng bởi các nhà sư Phật giáo và Jain là nơi thờ tự và cư trú.
Tượng Phật vàng ở hang động Buta - Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Ban đầu các hang động đã được khai quật ở miền tây Ấn Độ. Một số di tích điển hình về các kiểu cấu trúc hang động này là Chaityas và Tịnh Xá của Phật tử.
Kiến trúc Phật giáo
Ở Ấn Độ cổ đại, kiến trúc đền thờ là tiêu chuẩn cho sự phát triển ở hầu hết các khu vực.
Chùa hang Ajanta (Ảnh: P.A.B)
Phong cách kiến trúc Phật giáo riêng biệt ở mỗi vùng miền của Ấn Độ là kết quả của sự đa dạng về địa lý, khí hậu, dân tộc, chủng tộc, lịch sử và ngôn ngữ.
Các kiến trúc truyền thống Ấn Độ luôn mang tới một cảm giác bí ẩn, kích thích nhãn quan của hết thảy mọi người. Nó mang một tầm vóc trí tuệ siêu việt và minh chứng cho sự tôn kính với tôn giáo của người Ấn Độ.
Theo Culturalindia