Kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản - nét kiến trúc thẩm mỹ tinh tế

Tháng mười 11,2016 11:07 Chiều

Kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản được xây nên bằng cách dựng nhiều trụ gỗ lên trên móng nhà bằng phẳng được làm từ đất đá. Nhà gỗ có mặt khắp nơi trên thế giới song điều gì tạo nên nét riêng cho những căn nhà ở Nhật Bản, xứ sở hội tụ của 4 mùa rõ rệt trong đó có những ngày hè nóng ẩm và ngày đông tiết trời se lạnh?


Lối dẫn vào một căn nhà truyền thống Nhật Bản (Ảnh: softosd.com)

Với kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản thì nhằm tránh hơi ẩm đọng lại trên mặt đất, người ta nâng sàn nhà lên vài chục centimet và cho nó nằm bắt ngang từ bên này qua bên kia của cây xà gỗ. Những khu vực như gian bếp và tiền sảnh có lót sàn gỗ còn nơi chúng ta ngồi trà nước như phòng khách thì được trải thảm (còn gọi là tatami) làm từ sợi cói đan vào nhau. Người Nhật thường không đặt ghế ngồi lên trên tấm tatami mà họ sẽ ngồi trực tiếp lên đấy hay trên tấm nệm êm gọi là zabuton. Điều đó lý giải tại sao người ta thường cởi giày khi bước chân vào nhà của người Nhật.


Một góc phòng Nhật cổ (Ảnh: muza-chan.net)

Bộ khung làm từ gỗ còn sức nặng căn nhà chịu vào những cây cột thẳng đứng, cây xà ngang và trụ chống chéo. Người ta dùng trụ chống chéo khi nền công nghiệp nước ngoài gia nhập vào đất nước Nhật Bản. Một đặc điểm tuyệt vời của kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản đó là nó có phần mái rộng và mái hiên sâu để ngăn ánh nắng mặt trời chiếu vào những ngày hè oi bức trong khi đó bộ khung căn nhà đỡ sức nặng của toàn bộ phần mái che.

Mái hiên vươn ra tránh mưa rơi vào nhà (Ảnh: japanesehouse.org)

Hồi đó bức tường bao quanh làm từ những thanh tre đan lại với nhau và được phết đầy lớp đất ở hai bên. Ngày nay nhiều loại vật liệu ra đời và phát triển trong đó gỗ dán được ưa chuộng hơn cả. Người Nhật xưa đưa cột nhà ra nằm ngoài tường. Nhưng từ thời đại Meiji (1868-1912), người ta bắt đầu thiết kế cột nhà âm tường để tránh hỏa hoạn. Nhiều mái nhà xưa được phủ bằng ván lợp hoặc rơm rạ nhưng nay thì thay bằng đá lát hay còn có tên khác là kawara. Mái che là phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi yếu tố thời tiết mưa, gió, tuyết, nắng và các yếu tố tự nhiên khác. Mặc dù ở những khu vực khác nhau thì phần mái lợp được thiết kế khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là thay vì được làm ngang bằng thì chúng có hơi hướng nghiêng và xà thấp xuống để giúp nước mưa chảy xuống dễ dàng.

Kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản đã và đang phát triển qua nhiều năm nay bằng sự kết hợp giữa hình thức truyền thống và công nghệ hiện đại để chịu được lửa và giúp người ở thoải mái hơn. Gần đây, người ta bắt đầu đi tìm lại phương thức truyền thống trong khâu xây dựng nhà, vừa hòa mình cùng thiên nhiên môi trường, vừa chống lại sự bào mòn của thời gian.

Dù nổi danh là đất nước phát triển văn minh hiện đại trong khu vực Châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung nhưng Nhật Bản luôn cố gắng lưu giữ nền văn hóa truyền thống xa xưa . Vì vậy, ngoài những công viên giải trí hiện đại bậc nhất, xứ sở hoa anh đào từ lâu đã là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản tinh tế nhã nhặn nhưng không kém phần sang trọng, hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa truyền thống. kientrucvietas.com hy vọng với bài viết này, bạn đọc có thể hình dung ra phần nào nét quyến rũ của lối kiến trúc này ở Nhật Bản.

Theo Web-japan



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.