Vai trò trách nhiệm của Kiến trúc sư và các bên liên quan
Sự phân định rõ vai trò của từng bộ phận trong xây dựng và thi công nhà ở rất quan trọng. Nó cho biết ai là người phải chịu trách nhiệm cho những sự cố sẽ xảy ra. Sau đây, kientrucvietas.com mời bạn cùng tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của Kiến trúc sư, chủ nhà và các bên liên quan trong quá trình thiết kế và thi công nhà ở.
Khi làm bất cứ một việc gì, sự cố xảy ra là điều khó tránh khỏi dù là nhỏ hay lớn. Cái quan trọng là những bên liên quan ứng xử thế nào với những sự cố ấy. Đó là lí do kientrucvietas.com xuất bản bài viết này để cộng đồng người xây nhà cùng tham khảo và rút bài học kinh nghiệm cho mình.
Một ngôi nhà mới từ lúc thiết kế cho đến khi hoàn thiện cần sự phối hợp chặt chẽ từ rất nhiều bộ phận như Chủ nhà, Kiến trúc sư, Thợ mộc, Thợ nề, Thợ điện nước, Thợ sơn, Họa sĩ trang trí nội thất,….. Khi không có sự đồng bộ thì chắc chắn mâu thuẫn sẽ nảy sinh.
>Tham khảo một số mẫu nhà đẹp:
- Biệt thự mái thái bán cổ điển tuyệt đẹp Hà Nội
- Mẫu biệt thự nhà vườn 2 tầng đẹp mê ly ở Hà Nội
- Mẫu nhà ống mặt tiền 5m mái bằng (Hà Nội)
Thi công đồng bộ sẽ cho công trình hoàn mỹ (Ảnh: Savame.com)
Những ngờ vực về nghề Kiến trúc sư
Thông thường, trong bất cứ việc gì, khi suôn sẻ thì không sao, nhưng khi khó khăn người ta thường tìm cách đổ tội cho nhau mà ít khi đủ sáng suốt để nhìn lại bản chất của vấn đề.
Có vô số tội người xây nhà đổ lên đầu Kiến trúc sư mỗi khi công trình không như ý. Thậm chí, nhiều người còn tỏ ý coi thường họ bằng những lời nói không mấy dễ nghe.
Kientrucvietas.com dạo qua các trang web, diễn đàn liên quan tới nghề Kiến trúc sư và lĩnh vực thiết kế nhà ở thì không khó bắt gặp những câu kiểu như:
“Kiến trúc sư toàn đi sao chép”
“Có nên thuê Kiến trúc sư thiết kế nhà không?”
“Có nên yêu Kiến trúc sư không?”
“Kiến trúc sư có giàu không?”
“Giá thuê Kiến trúc sư là bao nhiêu? …”
Những câu hỏi thể hiện sự mâu thuẫn giữa sự ngưỡng mộ và sự nghi ngờ. Bởi thực tế, những người đặt ra câu hỏi này không hiểu bản chất của nghề Kiến trúc sư là gì.
Sự ngờ vực là cách giết chết niềm tin và dễ quyết định sai lầm (Ảnh minh họa)
Vai trò và trách nhiệm của các Bên
1. KIẾN TRÚC SƯ
Kiến trúc sư là người lên ý tưởng, các bộ phận khác có vai trò hiện thực hóa ý tưởng đó, dưới sự giám sát của Kiến trúc sư. Bộ phận nào sai, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm. Và Kiến trúc sư sẽ không chịu trách nhiệm nếu đó không phải là “con đẻ” của mình.
Kiến trúc sư sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình (Ảnh: Emaze.com)
2. CHỦ NHÀ
Bản vẽ và hồ sơ là vật chứng, còn chủ nhà là Trọng tài, là người quan sát tất cả quá trình và công việc của các bên liên quan để giải quyết khi có sự việc bất thường. Trọng tài phải công tâm, biết giữ chính kiến, lập trường quan điểm nhất quán từ lúc chốt phương án thiết kế cho tới khi hoàn thiện công trình. Có như vậy công việc xây nhà mới diễn ra suôn sẻ và đảm bảo cả hình thức và chất lượng.
Ngược lại, khi chủ nhà phó mặc toàn bộ cho Kiến trúc sư, phó mặc cho thợ thi công hoặc không giữ chính kiến, không tôn trọng tác phẩm của Kiến trúc sư mà đồng ý để các bộ phận khác thi công sai so với bản vẽ thiết kế đã chốt thì lúc đó, trách nhiệm không còn thuộc về Kiến trúc sư nữa. Bởi công trình được thực hiện khác đi dưới sự đồng thuận của chủ nhà, nên nó vượt ngoài tầm kiểm soát và trách nhiệm của Kiến trúc sư. Điều này đồng nghĩa với việc, chủ nhà đã vi phạm hợp đồng và những cam kết so với lúc ban đầu.
Theo đó, khi công trình hoàn thiện không như mong muốn, gia chủ phải là người chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, chứ không phải Kiến trúc sư.
Chính sự nhập nhằng, không phân định rõ ràng của chủ nhà và tâm lý “mình bỏ tiền ra nên mình có quyền” dẫn tới việc gi gỉ gì gi cái gì không như ý muốn cùng đổ hết lỗi cho Kiến trúc sư.
3. THỢ THI CÔNG
Thợ thi công mà đại diện là Chủ thầu là những người trực tiếp thực hiện công trình nên cũng là những người mắc sai sót nhiều nhất. Sai sót từ khâu đọc bản vẽ đến khi thực hiện. Việc này xảy ra phổ biến ở các tỉnh lẻ. Bởi tỉnh lẻ là những khu vực tập trung đại đa số chủ đầu tư làm theo kinh nghiệm. Họ thường là bạn bè, người thân, người quen của chủ nhà và ít khi, chưa từng hoặc không quen làm việc với bản vẽ thiết kế, cũng như hồ sơ kỹ thuật thi công bài bản.
Do vậy, dù được Kiến trúc sư hướng dẫn rất tỉ mỉ thì họ cũng không thể thuần thục trong ngày một ngày hai nên thường tìm cách "thủ thỉ" với chủ nhà thay đổi các chi tiết mỗi khi gặp công đoạn "khó nhằn".
Họ cũng là đội ngũ luôn tìm đủ mọi lí do để biện minh cho những chi tiết thi công "sai" so với bản vẽ. Gia chủ ở các Tỉnh nên đặc biệt lưu ý cương quyết và sáng suốt để không bị dao động bởi sự cả nể hoặc quyết định nhất thời mà làm ảnh hưởng tới cả công trình.
Chủ nhà luôn phải sáng suốt và công tâm (Ảnh: xaynhabendep.net)
Vi phạm cam kết
Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở Việt Nam hiện nay.
Chủ nhà đã chốt phương án với Kiến trúc sư; nhưng trong quá trình thi công, nghe bạn bè, người thân, thợ thi công mỗi người mỗi ý hoặc đi tham khảo chỗ này chỗ kia rồi bị dao động và quyết định thay đổi.
Nếu sự thay đổi đó có sự bàn bạc và chấp thuận từ Kiến trúc sư thì không sao, nhưng nếu đó là sự thay đổi phiến diện mang tính ép buộc từ phía chủ nhà, thì lúc ấy Kiến trúc sư có quyền từ chối tiếp tục công việc của mình và buộc chủ nhà phải đền bù vì vi phạm hợp đồng do không tôn trọng những gì đã cam kết.
Thiếu tôn trọng Kiến trúc sư là cách "giết" công trình của bạn (Ảnh: Sandiegoreader.com)
Bởi khi lên phương án thiết kế cho một công trình nào đó, Kiến trúc sư đã tính toán và lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất, sự thay đổi dù là nhỏ cũng có thể phá vỡ phong cách kiến trúc tổng thể hoặc ảnh hưởng tới kỹ thuật thi công công trình. Đây là điều các gia chủ và thợ thi công không biết hoặc không thể nào nghĩ tới.
Vi phạm cam kết là con đường ngắn nhất dẫn tới sự mâu thuẫn (Ảnh: Youtube Narwhal 3000)
Một chủ nhà thông thái là người biết đặt lợi ích của công trình lên trước tiên. Theo đó, họ phải là người quan sát và giúp các bộ phận làm việc nhịp nhàng với nhau dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng. Sự phối hợp ấy có cơ sở nền tảng là bản vẽ thiết kế và hồ sơ kỹ thuật thi công đã chốt phương án cuối cùng. Khi chính chủ nhà cũng không tuân theo bản vẽ do mình đã đặt bút ký hợp đồng thì Kiến trúc sư cũng không còn trách nhiệm với những cam kết mà anh ta đã ký.
Còn những người thợ thi công chắc chắn sẽ xua tay hoặc tìm đủ các lý do để phủi trách nhiệm, cho dù chính họ là người làm sai đi nữa. Và sự thiệt thòi cuối cùng sẽ thuộc về không ai khác, chính là chủ nhà.
Lời khuyên dành cho người xây nhà
Để việc xây dựng nhà cửa được thuận lợi cần chuẩn bị kỹ lưỡng rất nhiều thứ, nhưng kientrucvietas.com khuyên các gia chủ nhất định phải chú ý 3 điều quan trọng sau đây:
- Một là, thuê một Kiến trúc sư giỏi có tâm và đam mê với nghề
- Hai là, thuê trọn gói thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công công trình của cùng một đơn vị uy tín. Họ cùng một ekip nên chắc chắn sẽ tránh được các vấn đề nảy sinh đã nêu ở trên. Công trình hoàn thiện cũng chắc chắn hoàn hảo bởi họ chịu trách nhiệm từ a-z.
- Ba là, hãy tôn trọng Kiến trúc sư và phương án thiết kế của họ; nhất quán bảo vệ quan điểm của mình trong suốt quá trình thi công.
Chủ nhà thông thái sẽ cho một công trình hoàn hảo (Ảnh: Internet)
>>Có thể bạn quan tâm các bài khác cùng chủ đề:
- Kiến trúc sư là gì và tố chất để trở thành Kiến trúc sư giỏi
- Có nên thuê Kiến trúc sư thiết kế nhà không?
- Hậu quả nghiêm trọng của việc copy mẫu thiết kế nhà
- Thợ xây bị chủ nhà đâm chết vì thi công sai thiết kế
Liên hệ tư vấn miễn phí 24/7
*Hãy tìm cho mình một mẫu biệt thự đẹp 2017. Nếu có bất cứ khó khăn nào, bạn đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ với kientrucvietas.com để được các chuyên gia lâu năm, tận tâm với nghề nhiệt tình hỗ trợ miễn phí.
Hotline: 098.383.26.46
Email: tuvan.vietas@gmail.com
*Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với Kiến trúc sư Hồ Hữu Trinh của chúng tôi qua:
Địa chỉ email: kts.hhtrinh@gmail.com
*Vui lòng hãy để lại bình luận (comment), chia sẻ các mẫu thiết kế đẹp hoặc bài viết hay nếu bạn thấy bổ ích để người thân, bạn bè của bạn được biết.
Công ty Cổ phần Kiến trúc và Nội thất VietAS xin chân thành cám ơn.