Kiến trúc sư là gì và tố chất để trở thành Kiến trúc sư giỏi
Kiến trúc sư là cụm từ nói ra ai cũng biết và gật đầu ngưỡng mộ. Nhưng chính xác Kiến trúc sư là gì thì không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Hôm nay, Kientrucvietas.com sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
- Thiết kế biệt thự theo phong thủy phía trước có ao lộc bất tận hưởng
- Thiết kế nhà phố 6mx12m ở Long Biên kết hợp ở và kinh doanh (NP121203)
- Biệt thự mái thái bán cổ điển tuyệt đẹp Hà Nội
Kiến trúc sư là một trong những nghề cao quý (Ảnh: arch-student.com)
Kiến trúc sư là gì?
*Kiến trúc là gì?
Trước khi tìm hiểu Kiến trúc sư là gì, chúng ta cùng tìm hiểu Kiến trúc là gì trước đã.
Kiến trúc là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Nó là một ngành đặc thù được hình thành bởi 2 cụm từ kiến tạo và cấu trúc, là việc đưa ra những ý tưởng mới, sắp xếp các chi tiết không gian một cách hợp lí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng truyền tải thông điệp.
Kiến trúc là sự kết hợp cả cái đẹp, sự khô khan của những con số lẫn các vấn đề khoa học, kỹ thuật để tạo nên những công trình hoàn hảo, dựa vào óc tưởng tưởng và sự sáng tạo tuyệt vời của Kiến trúc sư.
*Kiến trúc sư là gì?
Không ai khác, chính Kiến trúc sư là những người hiện thực hóa nhu cầu ở và sử dụng của người xây nhà thông qua các giải pháp thiết kế mặt bằng, vẽ phối cảnh, bố trí cảnh quan… sao cho có thể tận dụng tối đa công năng của công trình, lợi thế của môi trường và thẩm mỹ về kiến trúc cũng như nội thất.
Kiến trúc sư là những người hội tụ đầy đủ các phẩm chất trời phú giúp dung hòa những điều tưởng chừng không thể. Họ khiến những cái mâu thuẫn phải tương hỗ lẫn nhau nhằm tạo nên sự cân bằng dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ.
Bởi vậy, nói một cách dễ hiểu, Kiến trúc sư là sự tổng hòa của 3 trong 1 con người:
Kiến trúc sư = [Nghệ sỹ + (Nhà khoa học - Kỹ thuật) + (Nhà văn hóa - Xã hội)]
>Xem thêm:
- Giới thiệu về Kiến trúc sư Hồ Hữu Trinh - Ho Huu Trinh Architect Profile
- Có nên thuê Kiến trúc sư thiết kế nhà không
Kiến trúc sư hiện thực hóa nhu cầu của người xây nhà thông qua các giải pháp
“Kiến trúc sư là một trong những nghề lâu đời nhất trên thế giới có lý thuyết khoa học và cơ sở pháp lý hành nghề”. “Nghề kiến trúc, về bản chất là một công việc sáng tạo tự do ở góc độ nghề nghiệp, song lại chịu ràng buộc chặt chẽ ở các yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và chịu trách nhiệm lớn trước pháp luật và xã hội” (Dẫn theo namthanhdojsc).
Trước đây, khi khoa học công nghệ còn non, Kiến trúc sư thường phải trình bày ý tưởng thiết kế của mình bằng bút chì vẽ trên giấy. Ngày nay, công nghệ hiện đại phát triển, các phần mềm hỗ trợ thiết kế trên máy tính ra đời, giúp họ đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Với sự đóng góp to lớn cho nhân loại, thật dễ hiểu khi dân gian luôn dành những lời có cánh cho những người làm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc như: Kiến trúc sư là nghề đào hoa nhất trong các nghề đào hoa. Kiến trúc sư là nghề của sự cân bằng hoàn hảo. Kiến trúc sư là người kiến tạo cuộc sống hay Kiến trúc sư là nghề dễ hái ra tiền nhất….
Kiến trúc sư thiết kế bản vẽ (Ảnh: Internet)
Những tố chất cần có của một Kiến trúc sư
Thông thường, để xây dựng một công trình phải tuân thủ trình tự gồm 6 bước:
- Hoạch định dự án
- Thiết kế công trình
- Đấu thầu xây dựng
- Triển khai thi công
- Nghiệm thu và bàn giao công trình
Trong đó, Kiến trúc sư là người chủ trì và giám sát. Họ hoạch định dự án, thiết kế kiến trúc và quy hoạch dự án. Họ phải phối hợp với các Kỹ sư, cũng như các Chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau về xây dựng để đảm bảo công trình đúng, đủ, đẹp, kinh tế, an toàn và bền vững.
Kiến trúc sư phải có tài năng thiên bẩm
Do vậy, để trở thành một Kiến trúc sư giỏi và “hái ra tiền” cần rất nhiều yếu tố. Điều này không chỉ xuất phát từ tài năng thiên bẩm về mỹ thuật (vẽ), hình học không gian, khả năng tính toán, óc sáng tạo, lòng đam mê cháy bỏng, mà hơn hết còn phải được đào tạo bài bản, được cấp chứng nhận, cùng bề dầy kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm lăn lộn với nghề.
*Những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành 1 Kiến trúc sư.
Dave Hendricksen từng liệt kê 4 lĩnh vực và 12 kỹ năng mềm mà một Kiến trúc sư cần phải có, bao gồm:
- Kỹ năng kinh doanh (Business alignment, tính thực tế, tầm nhìn, kiến thức về kinh doanh, sự đổi mới)
- Kỹ năng cá nhân (Perspective awareness, quan điểm rõ ràng, tùy biến với ngữ cảnh, minh bạch, đam mê và hiểu biết)
- Kỹ năng về các mối quan hệ (Communication, 1 nhà lãnh đạo, 1 chính trị gia, cư xử lịch thiệp, khả năng giao tiếp, khả năng đàm phán)
- Khả năng đưa ra giải pháp kỹ thuật và khoa hoạc công nghệ (Technical solution)
Kiến trúc sư cần thông thạo 4 lĩnh vực (Ảnh: Internet)
Để trở thành 1 Kiến trúc sư, trước tiên bạn phải có niềm đam mê cháy bỏng với nghề.
Thứ hai, bạn phải có năng khiếu về mỹ thuật và thi đỗ vào khoa Kiến trúc của các trường Đại học. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về: nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo để thiết kế các công trình, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật; vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …
Thứ ba, bạn phải có kỹ năng về công nghệ, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên ngành Autocad, Photoshop, 3D MAX, Corel draw, Powerpoint, Sketchup…
Thứ tư, bạn phải có kỹ năng tư duy logic, quan sát, sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm; thuyết trình, báo cáo, ngoại ngữ, giao tiếp và quan hệ xã hội.…
Thứ 5, bạn phải có đầu óc kinh doanh, biết nhìn xa trông rộng và luôn đổi mới.
Ngoài ra, bạn còn phải có sức khỏe và tinh thần thép để chịu mọi áp lực từ việc vừa phải ngồi ở văn phòng thiết kế, vừa phải ra công trường hướng dẫn, giám sát.
Bạn cũng phải có bản lĩnh để chịu trách nhiệm trước những gì bạn vẽ ra. Bạn phải kiên trì, tỉ mỉ, tinh tế, ham học hỏi và có thể tạo ra những xu hướng mới trong thiết kế công trình. Và hơn thế nữa, bạn phải là người thực sự kiên định để bảo vệ gu thẩm mỹ của mình trước những phán xét và bình luận. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên phong cách riêng và khẳng định bạn là ai.
Kể ra thì thật dài dòng. Tuy nhiên, nếu bạn hội tụ đủ các tố chất như trên thì không gì ngăn cản được bạn trở thành một Kiến trúc sư nổi tiếng trong tương lai.
12 kỹ năng mềm cần thiết của Kiến trúc sư - Dave Hendricksen (Ảnh: Internet)
Kiến trúc có những ngành - nghề nào?
Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành của mình, ngoài thiết kế công trình, họ còn có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác nhau như: Quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp.
Tuy nhiên, về cơ bản, hiện nay Kiến trúc chia làm 3 lĩnh vực:
*Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là công việc yêu cầu kỹ năng làm việc tập thể. Nó gồm 2 lĩnh vực: Quy hoạch vùng và Quy hoạch đô thị.
Trong đó, Quy hoạch vùng là việc dựa vào “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” của vùng được phê duyệt, Kiến trúc sư quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, hệ thống các đô thị chính, khu công nghiệp, nông lâm nghiệp, các khu kinh tế đặc thù … Những Kiến trúc sư làm trong lĩnh vực này thường thiên về tư duy hệ thống, tư duy phân tích và dự đoán, ít mang tính tạo hình.
Quy hoạch đô thị là việc Kiến trúc sư bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, hệ thống đường giao thông, bến tàu, bến cảng … Ngoài ra, họ còn phải thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan - thiết kế nội thất cho đô thị.
Những người làm trong lĩnh vực này thường có tư duy thiên về tạo hình vật thể với tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, hướng vận động và ý nghĩa của tất cả các yếu tố như: hình dáng công trình, khoảng trống, vật liệu nền hè, đường đi bộ, biển chỉ đường …
Quy hoạch đô thị là nghề "hái ra tiền"? (Ảnh: Internet)
*Thiết kế công trình kiến trúc
Có thể nói, thiết kế công trình kiến trúc là lĩnh vực hấp dẫn các Kiến trúc sư nhất. Cũng bởi nó là công việc đề cao năng lực cá nhân hơn là Quy hoạch xây dựng. Hình thức kiến trúc của công trình phản ánh rõ tính cách, năng lực và gu thẩm mỹ của người thiết kế.
Xuất phát từ nhu cầu ở và sử dụng của khách hàng, Kiến trúc sư có trách nhiệm vẽ ra sơ đồ công năng cho các tổ chức không gian tương ứng và chọn bộ khung phù hợp để tạo nên 1 tổng thể hoàn hảo.
Kiến trúc sư phải dùng óc sáng tạo và liên tưởng của mình để vẽ ra mặt đứng, lựa chọn hình khối, vật liệu xây dựng, cũng như hình dáng tương lai của công trình. Trong chuyên môn, người ta gọi là vẽ phối cảnh.
Sau khi chốt sơ đồ công năng, phối cảnh, Kiến trúc sư triển khai các bản vẽ kết cấu và phối hợp với các bộ phận khác nhau trong lĩnh vực xây dựng để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thi công hoàn thiện theo kế hoạch.
> Xem thêm: Tuyển gấp Kiến trúc sư thiết kế nội ngoại thất lương cao đi làm ngay
Kiến trúc sư chẳng khác nào một "siêu nhân" (Ảnh: Internet)
Nghề thiết kế nội thất phù hợp với nữ giới hơn?
Thiết kế nội thất là việc trang trí, thiết kế, lựa chọn và bố trí không gian, vật dụng bên trong 1 công trình nhằm tạo nên tổng thể hoàn chỉnh, có tính liên kết. Người làm trong lĩnh vực này thường phải có gu thẩm mỹ tinh tế, khéo tay, tư duy linh hoạt với từng đối tượng cụ thể. Họ phải rất am hiểu tâm lý, sở thích, tính cách, thói quen của chủ nhà, từ đó tìm ra phong cách nội thất phù hợp nhất.
Người làm thiết kế nội thất vì thế mà uyển chuyển hơn dân thiết kế công trình. Nó cũng đỡ vất vả vì không phải ra công trường nắng, mưa, gió, bão. Người thiết kế nội thất có thể thỏa thích sáng tạo cái đẹp và bày biện. Chính vì thế, nghề này phù hợp với nữ giới hơn là nghề thiết kế công trình. Những người làm trong lĩnh vực này thường được gọi Họa sĩ thiết kế nội thất hơn là cái tên Kiến trúc sư vì nó ít liên quan đến những chi tiết kết cấu, kỹ thuật khô cứng.
Kiến trúc sư thiết kế nội thất còn được gọi là Họa sĩ
Trên đây, Kientrucvietas.com vừa trình bày những nội dung cơ bản để trả lời cho câu hỏi Kiến trúc sư là gì và cần có các tố chất gì để trở thành Kiến trúc sư. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề và giúp cho những người ngoài ngành nói chung, giúp cho cộng đồng xây nhà nói riêng hiểu rõ hơn về Kiến trúc sư cũng như ngành nghề của họ. Qua đây để khâm phục tài năng và óc sáng tạo của họ, biết tôn trọng hơn thành quả mà họ phải bỏ bao công sức và chất xám mới có được.
- Những sai lầm cố hữu trong việc sắp xếp, trang trí nhà cửa
- Thiết Kế Biệt Thự 1 Tầng Mái Thái L - Biệt Thự Vườn 1 Tầng Đẹp Nhất 2017
- Thiết kế biệt thự tân cổ điển 2 tầng hiện đại đẹp nhất Tam Kỳ, Quảng Nam (PA2)
Tổng hợp
Liên hệ để được Kiến trúc sư giỏi, giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí 24/7
Bạn có thể làm theo các cách sau:
- Gọi điện theo hotline: 098.383.26.46
- Gửi email: tuvan.vietas@gmail.com
- Gửi tin nhắn hoặc bình luận trên Facebook: KienTrucVietasOfficial
- Truy cập vào website: www.kientrucvietas.com và Gửi câu hỏi tư vấn trực tiếp trên website: TẠI ĐÂY
- Gửi tin nhắn hoặc bình luận trên Google+: Kiến trúc VietAS
Công ty CP Kiến trúc và Nội thất VietAS
Xin chân thành cám ơn!
Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp -...

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí...
