Tìm hiểu kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ

Tháng mười 29,2016 11:42 Sáng

Kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bmang những đặc điểm về địa lý và khí hậu, thể hiện sự sáng tạo và tài hoa của những cư dân nơi đây. Ngôi nhà trong quan niệm của người Việt từ xưa đến nay không chỉ là nơi che nắng che mưa, mà còn là mái ấm nuôi dưỡng tâm hồn Việt. Hãy cùng kientrucvietas.com theo dõi bài viết dưới dây để hiểu hơn về văn hóa cũng như không gian sinh hoạt của vùng Bắc Bộ.

Một kiến trúc nhà thống Bắc Bộ (Ảnh1)

Bối cảnh kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ

Vùng Bắc Bộ là nơi cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Họ sinh sống trong cộng đồng và thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ nhau trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, láng giềng thân thiện “tắt lửa, tối đèn có nhau” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng từ xa xưa.

Một góc nhà vườn nhìn từ phía trên( Ảnh 2)

Từ ngàn năm qua hình ảnh "Cây đa- giếng nước- sân đình" đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt. Bộ ba "Cây đa- giếng nước- sân đình" gắn bó son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước rồi đi vào ca dao thật tự nhiên êm đềm

“ Cây đa bến nước sân đình

Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau

Về nhà chẳng nói mẹ đâu

Xốn xang với chiếc hôn đầu trao anh.

Em thường gội tóc hương chanh

Cho anh thổn thức hoá thành bơ vơ”

Từ xưa cổng làng là thứ người xa quê nhớ thương thổn thức, cổng làng được xây bằng gạch đứng uy nghiêm, ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của một đời người.

Kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ

Kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ khá giống nhau, hầu hết là những ngôi nhà trệt, làm bằng nứa, rơm rạ, lá tre. Bố cục không gian gồm: cổng nhà, sân vườn rồi đến nhà chính và nhà phụ, tiếp nữa là nhà bếp, khu vệ sinh. Cuối cùng là chuồng nuôi gia súc, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng... tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn - ao - chuồng. 

Nhà nông ở đồng bằng sông Hồng(Ảnh 3)

Người Việt luôn coi trọng việc chọn đất làm nhà: “Lấy vợ hiền hòa, chọn nhà hướng nam”.  Ngoài ra, họ còn dựa vào thuyết phong thủy để xây nhà trên thế đất tụ linh, tụ phúc...  phù hợp với vận mạng của gia chủ.  Nhà thường được kết cấu ba gian hai trái, gỗ tốt dùng để làm khung nhà.

Khung nhà làm từ gỗ chắc chắn (Ảnh 4)

Mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột ẩm, tạo thành hiên che nắng. Chất liệu lợp mái có thể là ngói hoặc tranh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình

Ngoài ra họ còn dùng giàn cây leo quanh nhà như mướp, bầu bí… tạo thành các tấm che nắng tự nhiên.

Ngôi ở thường chiếm tỉ lệ nhỏ so với diện tích khuôn viên, “trước cau sau chuối” là đúc kết để trồng cây cạnh nhà tạo bóng mát, cải tạo khí hậu, trang trí, khai thác giá trị kinh tế.

Chính những kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ đã tạo nên nét kiến trúc độc đáo, tạo nên biểu tượng về văn hóa làng quê Việt.

Cuộc sống ngày một hiện đại, chúng ta cần lưu giữ  những nét đẹp bình dị và truyền thống nơi thôn dã, để thế hệ sau còn nhắc tới và hiểu thêm về văn hóa làng quê Việt Nam.

Theo Traihevietnam



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.