Kiến trúc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Như các quốc gia khác, kiến trúc Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng của mình. Trải qua nhiều thời kỳ, kientrucvietas.com nhận thấy rằng, những đặc điểm độc đáo đó đến nay vẫn còn được gìn giữ trong mỗi công trình kiến trúc. Nó còn là minh chứng hào hùng cho bản sắc văn hóa của cả dân tộc Việt.
Bản sắc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam
Bắt nguồn từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, nghiên cứu các di tích khảo cổ đã được khai quật, dễ dàng nhận thấy được những nét kiến trúc truyền thống lâu đời với đặc điểm phù hợp với khí hậu thời tiết vùng nhiệt đới ẩm. Đặc biệt, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn ghi lại nét sinh hoạt thời xưa và những kiểu loại nhà sàn.
Qua thời kỳ Bắc thuộc, khi đất nước chịu ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa. Khảo sát các công trình dưới lòng đất, giới chuyên gia đã biết thêm được kỹ thuật xây dựng cổ truyền. Những viên gạch nung lửa có hoa văn đặc biệt được sử dụng để xây mộ cổ.
Tiếp tục trải qua các thời kỳ khác như đời Lý (XI – XVI), Trần (XIII – XIV), Hồ (XV), Lê (XV – XVI), Tây Sơn (XVIII), Nguyễn (XIX) các công trình kiến trúc Việt Nam thể hiện rõ sự ảnh hưởng của nền văn hóa ngự trị. Giai đoạn này, để lại dấu ấn sâu đậm là kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy các công trình phải trải qua nhiều biến động lịch sử, thiên tai... nên không còn được đúng như ban đầu.
Điện Thái Hòa (Ảnh 1)
Giai đoạn phong kiến
Giai đoạn này, kiến trúc Việt Nam có các đặc điểm nổi bật:
- Đô thị cổ đã được hình thành trong giai đoạn này. Nghiên cứu công trình đô thị cổ khai quật được nhận thấy có thành cổ, khu thị dân, chợ và các công trình tôn giáo tín ngưỡng bên trong. Thuật phong thủy đã được ứng dụng trong thời gian này. Nhưng chỉ là bước cơ bản với việc dựa vào địa hình thiên nhiên và mối quan hệ thiên – địa – nhân. Đi sâu vào trong các phố phường thì có kiến trúc nhà cửa ở phố được dùng để buôn bán. Hình dáng chủ yếu là dạng hình ống kéo dài. Nhà chỉ được xây một tầng, hoặc một tầng có gác lửng kèm theo. Kỹ thuật áp dụng thời gian này rất sơ lược, không được chú trọng.
- Các công trình từ lớn đến nhỏ đều có chung cấu trúc nhà chia theo gian với một khung gỗ chịu lực chính. Qua mỗi triều đại, kết cấu này thay đổi các thể loại từ kèo, kẻ hiên, độ cong của mái và kỹ thuật, nghệ thuật thể hiện các hoa văn trang trí trên các thành phần kiến trúc truyền thống. Công trình xây dựng không có bản vẽ phác thảo trước. Xây dựng từ kinh nghiệm bản thân, dựa trên sự ước chừng, tầm thước. Phần lớn công trình sử dụng vật liệu tại địa phương.Sự đa dạng, phong phú từ sự đa dân tộc: Vì là một đất nước đa dân tộc nên không chỉ có công trình kiến trúc của người Kinh mà còn có công trình kiến trúc của các dân tộc khác.
- Kiến trúc Chàm đại diện cho nền văn hóa Chăm – pa. Kiến trúc Khơ – me ở miền Đông Nam Bộ. Kiến trúc đồng bào ở Tây Nguyên. Kiến trúc Mường tiêu biểu cho vùng Hòa Bình, kiến trúc Thái vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Kiến trúc đồng bào Tày Nùng vùng Đông Bắc…
Nhà hát Hà Nội (Ảnh 2)
Giai đoạn cận hiện đại
Bước sang giai đoạn hiện đại, kiến trúc Việt Nam có các đặc điểm:
- Hầu hết đô thị được cải tạo theo đô thị phương Tây. Mạng lưới ô cờ được hình thành. Đường xá rộng hơn. Thiết kế thêm vỉa hè cho người đi bộ. Cây xanh, đèn đường, cống rãnh... cũng đã được đưa vào sử dụng. Phố thời kỳ này đã có thêm nhà ở, nhà hàng, công sở.
- Các công trình kiến trúc đã có những ứng dụng tinh hoa kỹ thuật xây dựng từ phương Tây từ sử dụng vật liệu cho đến kết cấu xây dựng. Kết cấu cột, dầm, sàn bằng vật liệu bền vững hơn. Hình thức bên ngoài tuy theo kiến trúc phương Tây nhưng các công trình sử dụng hoa văn dân tộc để trang trí
- Chuyển sang sử dụng các vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, bê tông cốt thép... để gia tăng khả năng chịu lực cho toàn bộ kết cấu công trình.
- Các yếu tố thông hơi, tạo chỗ thoáng gió ở trên hay dưới cửa sổ, các mái hiên che, các ban công, lô gia, sử dụng các hoa văn trang trí dân tộc… đó chính là những truyền thống mới, bản sắc mới của riêng.
Giai đoạn hiện đại
Kiến trúc Việt Nam xuất hiện sự khác biệt rõ ràng của hai miền Nam Bắc. Tại miền Bắc, do ảnh hưởng của phong trào tiết kiện mà kiến trúc được xây dựng với mục đích sao cho tiện dụng, kinh tế nhất. Tại miền Nam, kiến trúc mang sự nhanh nhẹn, thanh thoát. Các công trình chú ý đến việc trang trí nội thất, che chắn ánh sáng chiếu vào. Tuy nhiên có sự phân chia ranh giới rõ ràng giữa khu ổ chuột và khu nhà lầu dinh thự.
Tòa nhà Bitexco (Ảnh 3)
Giai đoạn hội nhập quốc tế
Với đặc điểm của thời kỳ mở cửa, không chỉ có kinh tế mà còn có cả văn hóa trên hành trình giao lưu học hỏi. Nhà ở cá nhân được xây dựng với đa dạng hình hài. Các công trình có sự đầu tư từ nước ngoài mang nhiều dáng dấp khác nhau. Việc áp dụng nhiều tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng cũng như các vật liệu hiện đại được áp dụng.
Kiến trúc Việt Nam đang đổi mới theo dòng chảy của thời gian. Sự đổi mới này kientrucvietas.com hoàn toàn cổ vũ. Tuy nhiên, vẫn hy vọng sự đổi mới sẽ trên cơ sở học hỏi tiếp thu tinh hoa. Đồng thời hạn chế những điều còn chưa phù hợp để áp dụng cho thực tiễn nước Việt nhằm đạt được hiệu quả nhất.
Theo Asiareal