Kiến trúc truyền thống Tây Nguyên

Tháng mười 30,2016 05:43 Chiều

Tây Nguyên nổi bật với những nhà rông mái cao vút như chiếc rìu khổng lồ tạc vào bầu trời xanh lồng lộng. Người Êđê, Jrai còn cho rằng đây là căn nhà sàn “ dài bằng một tiếng chiêng ngân”.  A.Tonia, nhà dân tộc học người UCraina rằng ” bà con các dân tộc Tây Nguyên rất thông minh khi tổ chức cuộc sống”. Muốn biết thông minh thế nào, hãy cùng kientrucvietas.com khám phá kiến trúc truyền thống Tây Nguyên ngay dưới đây.

Nhà sàn Tây Nguyên

Đặc trưng kiến trúc truyền thống Tây Nguyên

Về vật liệu: Vật liệu hoàn toàn bằng tre, nứa, tranh, gỗ….những loại cây cỏ hiện diện trong rừng.

Về cột và xà nhà: được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu vào nhau rất trùng khít.

Nhà truyền thống sử dụng vật liệu chính là gỗ

Về nghệ thuật trang trí: Nhà còn là nơi chạm khắc những hình ảnh quen thuộc như chim, rùa, kỳ đà, các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời…

Nhà ở thường làm theo hướng  Bắc – Nam đón gió mát và không bị hắt nắng chiều. Nhà mồ làm theo hướng Đông – Tây, gió và nắng lồng lộng xua tan mùi hôi hám ( nếu có)

Kiến trúc nhà ở truyền thống Tây Nguyên

Nhà ở: Có ba loại hình dạng khác nhau :

Nhà sàn thuộc dạng kiên cố: Là nhà của các tộc người Bahnar, Sê Đăng, Êđê, Jrai : các cột nhà đều là thân cây gỗ lớn. Sàn cao.

Một kiến trúc nhà sàn kiên cố

Nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố ( nhà mu rùa ): Là nhà của các tộc người Jẻ, Ca Tu, Triêng, Brâu, Mnâm, Hrê, K’Ho, Ka Dong Mạ…. Cột làm từ gỗ loại vừa . Mái lợp tranh hình ovan. Sàn lát bằng nứa, đập dập. Sàn chân thấp. Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu

 Nhà dạng “ tạm ” ( nhà vòm ): Đây là nhà của người Mnông, Jẻ Triêng, Stieng. Họ có tập quán du cư, nên nhà trệt bằng vật liệu không bền vững, như gỗ làm cột nhà thường là loại cây chỉ bằng bắp tay.

Nhà mồ truyền thống Tây Nguyên

Nhà mồ Tây Nguyên mô phỏng hình dạng của ngôi nhà thường ngày vẫn sinh sống tuy nhiên kích cỡ đã được thu nhỏ lại, chỉ vừa trùm lên và đủ che mưa nắng cho ngôi mộ.

Nhà mồ Tây Nguyên

Vật liệu xây dựng chính là gỗ, nứa, tranh tre có sẵn trên rừng. Chủ yếu là làm bằng cột gỗ, không có các vì kèo, chỉ có những cột chống và phủ mái lên. Nhà mồ tạm thì mái lợp tranh, nhưng sau khi tới lễ bỏ mả phải làm mái gỗ.Ở vùng người Ca Tu & Tà Ôi, nhà mồ được làm hoàn toàn bằng gỗ

Vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc truyền thống Tây Nguyên, chính là một trong những nét đặc sắc làm nên diện mạo riêng, là một điểm nhấn quan trọng trong “Không gian văn hóa cồng chiêng”, đã được UNESCO công nhận là “ Di sản văn hóa của nhân loại”. Tuy nhiên hiện nay kiến trúc của nhà sàn ở Tây Nguyên ngày nay đang lùi dần vào quá vãng. Gạch đá ở nhà mồ cũng đã là gạch hoa. Chúng ta không thể giữ mãi được những nếp nhà gỗ, tre nứa, tranh vì nhu cầu thiết thực của cuộc sống hiện tại nhưng nếu các công trình công cộng của mỗi vùng có thể xây dựng trên nguyên tắc đặc trưng của kiến trúc cổ truyền thì sẽ tạo ra không gian văn hóa riêng biệt cho mỗi địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.

 Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.