Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt
Có vốn lịch sử lâu đời và địa bàn cư trú khá rộng rãi, tổ tiên người Việt (Lạc Việt) phát triển đặc biệt về nghề nông và nghề đánh cá. Ngoài ra, nghề thủ công cũng đạt nhiều thành tựu. Làng xóm của người Việt xưa thường được gây dựng ở gần những nơi sông nước tiện bề cho sinh hoạt và sản xuất, tiện lợi về giao thông. Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt thường gồm có nhà chính, nhà phụ và các công trình phục vụ sinh hoạt khác như vườn, ao, nhà bếp, nhà kho. Cùng kientrucvietas.com tìm hiểu trong bài viết này
Nhà Việt truyền thống mộc mạc đơn sơ
Đặc điểm kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, kiến trúc truyền thống của người Việt thường sử dụng các loại thảo mộc kết hợp với đất đá. Càng về sau này, tỷ lệ đất đá càng nhiều hơn thay thế cho chất liệu thảo mộc. Vì thế mà ngôi nhà vững chãi, ổn định hơn.
Ngôi nhà rộng rãi thoáng mát
Nhà ở của dân ven biển khác so với nhà ở của cư dân vùng đồng bằng; nhà đô thị khác với nhà nông thôn. Đây là nét phong phú, đa dạng của những ngôi nhà Việt, gắn với tập quán và tín ngưỡng của từng vùng.
Ngôi nhà Việt truyền thống vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hoà đồng. Giữa nhà này nhà kia có bước tường ngăn cách nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả cộng đồng làng.
Kiến trúc nhà ở truyền thống
Nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: nhà chính và nhà phụ ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ, kiểu này thường phải là một gia đình khá giả.
Nhà Việt truyền thống thường có 3 gian 2 chái
Bố cục nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính và nhà phụ, có sân nước, 1 cửa chính, 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Ở miền Nam sông rạch nhiều, phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài là chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Nơi thờ cúng của tổ tiên
Các cụ ta có câu ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại’ nên nơi thờ cúng được bài trí hết sức công phu. Do chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh là hoành phi câu đối, nếu gia cảnh khiêm nhường thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng nhất.
Kết cấu ngôi nhà
Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá. Tùy theo điều kiện địa lý mà kết cấu nhà là nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà thường lợp lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).
Nhà Việt truyền thống mái lợp ngói cong
Nhà người Việt thường dùng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm. Tường nhà được làm từ gỗ, đắp đất. Hình thức bên ngoài rất mộc mạc giản dị. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng khiêm nhường. Ẩn lớp bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc của kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt là cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền. Trải qua bao thăng trầm lịch sử cho đến ngày nay, những ngôi nhà người Việt vẫn còn hiện hữu trên khắp các làng quê Việt Nam, tuy không còn nhiều, song đó là những tài sản quý báu của nền văn hóa của dân tộc, là những giọt mật tinh tuý được chắt lọc ra từ khối óc thông minh, đôi mắt tinh đời, những bàn tay tài giỏi, khéo léo của cha ông chúng ta .
Tổng hợp Internet