Kiến trúc truyền thống Huế-nét duyên từ ngàn đời đất cố đô

Tháng mười 16,2016 09:56 Chiều

Nhắc tới kiến trúc truyền thống Huế, ta không thể không nhắc tới những con người đã sinh ra, lớn lên và làm việc ở Huế, những kẻ đã tạo nên ba trăm năm lịch sử của cố đô. Người Huế thích sự thanh thoát nhẹ nhàng, từ tà áo dài, mái tóc mai đến ẩm thực tinh tế và nhà cửa công trình cũng không hề nặng nề cục mịch. Hãy theo chân kientrucvietas.com để khám phá những công trình kiến trúc phản ánh một nét xưa phảng phất Huế của những con người cố đô.

Lăng Vua Nguyễn

Mỗi lăng đều đẹp theo cách riêng, Lăng Tự Đức ngập tràn hồn thơ, Lăng Minh Mạng thâm nghiêm với tỷ lệ căn chỉnh. Cả quần thể kiến trúc này đều sở hữu những câu lục bát, kiến trúc vờn cảnh hài hòa, đôi khi là những rừng thông lắng im xuôi dòng bên bờ sông Hương.


Lăng Vua Nguyễn cầu kì tỉ mỉ là một công trình kiến trúc truyền thống Huế tiêu biểu (Ảnh)

Ứng Lăng - lăng Khải Định lại sở hữu nhiều nét kiến trúc Ƥhương Ƭây với vẻ mới, độc lạ và được đánh giá có phần phô trương so với các công trình kiến trúc truyền thống củɑ Việt Nɑm. Cao hơn nữa là những kiến trúc của đình, điện, đền với những mặt hồ trải dài những sen là sen như vần thơ trầm bổng trong bản tình Huế xưa.

Kiến trúc tôn giáo

Các công trình tôn giáo ở Huế như đình chùa điện lầu đều có hệ thống mái trũng xuống như một dấu ngoặc, cong cong lưỡi liềm nhưng bờ quyết lại không vút lên như công trình cổ ngoài Bắc. Cùng với đó là các cột chắc chắn nhưng nhỏ nhắn, xếp hàng phía trước để tạo vẻ thanh thoát.


Điện Thái Hòa tráng lệ mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống Huế (Ảnh)

Điện Thái Hòa là một ví dụ cho việc sử dụng không gian và mặt bằng rộng lớn, các nghệ nhân đã bỏ bố cục mặt bằng theo lối chữ “Công”, thay vào đó là bố trí mặt bằng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”, hai khung trần nhà được nối nhau bằng mai cua hay còn gọi là trần thừa lưu tạo nên sự nhịp nhàng, kiểu cách.

Kiến trúc nhà vườn

Ở nơi được gọi là khúc ruột miền Trung, nơi nhỏ bé nhất lại hình thành nên một phong cách kiến trúc chiếm dụng không gian tự nhiên nhiều nhất. Nơi đó là Huế, thành phố của những ngôi nhà vườn nổi tiếng.
Người ta bảo:“Huế có nhiều nhà vườn bởi đó là phong cách sống của người Huế”.


Thanh thoát và nhẹ nhàng là kiến trúc truyền thống Huế kiểu nhà vườn (Ảnh)

Chính điều kiện sống đã tác động đến cảm quan của người Huế rồi hình thành nên những nếp nhà vườn mộng mơ.
Vườn với người thường chỉ là chỗ chơi, kẻ nhà nho thì vận dụng phong thủy vào địa hình khe, bãi, cồn để tạo nên khu vườn hữu tình cho riêng mình thưởng ngoạn. Một vài kẻ khác thì cố tìm cho mình một không gian yên tĩnh, trầm lắng để có nơi chốn giải khuây và chiêm ngẫm sự đời. Không còn tính “phòng ngự” thửa ban đầu, người Huế đã dần biến không gian sinh tồn ấy thành những “khu vườn văn hóa”. Đó là sự kết hợp của nnhà rường với chiếc cổng vòm có môn ngạch và đôi câu đối chữ Hán ghép bằng sành sứ, với chiếc bình phong đắp vữa cổ kính như cố che chắn cho nếp nhà rường trầm mặc bên trong khỏi những xô bồ, náo nhiệt của phố phường bên ngoài.

Huế xưa kia là nơi có nhiều nghệ nhân chạm khắc giỏi và lành nghề nhất. Ngoài bức họa rồng phượng thì hình ảnh hoa cúc, lá trúc, tùng,…những loài chim thiêng, muông thú được ưa chuộng trong việc chạm khắc các công trình kiến trúc thuyền thống Huế. Trong không gian vừa tôn kính, vừa sang trọng lại gần gũi ,những công trình kiến trúc truyền thống Huế là giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và lưu giữ.

Theo Tapchisonghuong



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.