Kiến trúc nhà rường Nam Bộ - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam

Tháng mười hai 13,2016 11:15 Chiều

Kiến trúc nhà rường Nam Bộ được coi như là một di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam, bởi đây là điển hình của một nền kiến trúc mang đậm tính nhân văn được tạo dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, gắn liền với môi trường thiên nhiên, xã hội với các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, phong tục tập quán cũng như ý thức thẫm mỹ của ông cha ta từ xưa.

Kiến trúc nhà rường nam bộ hình ảnh 1

Mô phỏng kiến trúc nhà rường Nam Bộ (Ảnh 1)

Nhà rường là một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, dưới triều đại phong kiến Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung Hoa nhưng kiến trúc nhà rường Nam Bộ vẫn mang nét riêng biệt của người Việt. Gọi là rường bởi vì trong ngôi nhà có nhiều rường cột, rường kèo, với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc chữ Công. Các gian trong nhà rường được tính bằng các hàng cột, không có vách ngăn.

Trong đó kiến trúc nhà chữ Đinh là loại nhà phổ biến nhất kiểu nhà này có hai căn, căn nhà trên nằm ngang và căn nhà dưới nằm xuôi, đòn dông của hai căn nhà này thẳng góc với nhau, giống như chữ Đinh trong Hán Việt. Đặc điểm của nhà chữ Đinh là cửa lớn của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà, còn cửa lớn của nhà dưới trổ ở chiều rộng của ngôi nhà, do đó cửa lớn của hai căn nhà trên và nhà dưới đều mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên, tạo nên sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà. Kiến trúc nhà chữ Đinh thể hiện ý thức về chê độ phong kiến rất rõ. Nhà trên là nơi quan trọng vì là nơi thờ cúng tổ tiên nên thường bề thế cao hơn nhà dưới, trong chế độ phong kiến thì chỉ có gia chủ mới được ở nhà trên, người làm công trong gia đình thì ở nhà dưới và không được phép lên nhà trên.

Kiến trúc nhà rường nam bộ hình ảnh 3

Kiến trúc sang trọng, ấm áp bên trong nhà rường Nam Bộ (Ảnh 2)

Tính chất chung của kiến trúc nhà rường Nam bộ, đó là có kết cấu nhà có không gian trong khá rộng rãi. Một số nhà rường biến thể có mái ngói kéo sà thấp xuống. Bên ngoài nhìn vào kiểu mái này thấy nhà có vẻ thấp, nhưng bước vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột và trần nhà rất cao làm cho nhà thoáng mát. Kiểu thiết kế mái đó có tác dụng che mưa và ánh nắng chói chang của vùng nhiệt đới, đồng thời hạn chế được tầm nhìn từ bên ngoài.

Hầu hết nhà rường đều có kỹ thuật xây dựng kiên cố với các loại gỗ quý. Mỗi ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc đẹp mắt, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc phản ánh thiên nhiên trù phú và đời sống ổn định, văn hóa phát triển của dân cư Nam Bộ. Góp phần tạo nên những ngôi nhà rường đầy tính nghệ thuật còn phải kể đến những bàn tay khéo léo của những người thợ mộc xưa.

Kiến trúc nhà rường nam bộ hình ảnh 2

Tác phẩm chạm khắc tinh xảo chứa đựng sự tôn nghiêm trên cột nhà rường Nam Bộ (Ảnh 3)

Những nghệ nhân nghề mộc khéo léo, tài giỏi đã để lại những tác phẩm nghệ thuật của mình được chạm khắc tinh xảo, làm nổi bật sắc gỗ mộc thanh cảnh, tạo nên vẻ đẹp sinh động nhưng chứa đựng sự tôn nghiêm trong từng ngôi nhà cổ xưa.

Ngày nay, những kiến trúc nhà rường Nam Bộ không còn nhiều nữa, nhưng nhà rường không đơn thuần là tài sản của từng cá nhân, của từng địa phương mà nó đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc.

Theo Afamily



Vi
Nhìn không ra kiến trúc rường Nam Bộ! 1 cái giống rường miền trung(ảnh 2) 1 cái giống rường cổ (Đình Bảng ở Bắc Ninh)! Thế Miền Nam là như thế nào ạ?
Xem thêm »

Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.