Kiến trúc cổ điển Pháp – phong cách vượt thời gian
Theo những quan tâm gần đây về hàng loạt dự án uy tín lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển và kinh nghiệm 40 năm của mình, các kiến trúc sư Dominique Hertenberger và Raymond Loïc Chan thành lập một bộ máy chuyên thiết kế các công trình theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp. Dưới đây hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu về nền kiến trúc độc đáo này nhé
Kiến trúc cổ điển Pháp mang những nét đầy tinh tế này được đặc trưng bởi tỷ lệ hài hòa kế thừa từ thời cổ và bố cục đối xứng của nó. Về phần thẩm mỹ, nó cũng có gốc rễ từ các yếu tố từ thời kỳ Phục Hưng, xuất phát từ nghiên cứu tuy cao quý nhưng trang trí khá đơn giản. Nền kiến trúc này tồn tại liên tục hơn 2000 năm như một sự đảm bảo về uy tín của mình.
Những phát minh về kiến trúc cổ điển này dùng để phóng đại vinh quang của vua Louis XIV, và với ảnh hưởng của những lâu đài nổi tiếng ở Versailles, Grand Trianon, Vaux-le-Vicomte, kiến trúc cổ điển Pháp đã lan tỏa ra khắp châu Âu.
Nhờ tính thẩm mỹ và lý tưởng của mình trong trật tự và lý trí, kiến trúc cổ điển Pháp luôn luôn thích hợp cho các dự án uy tín của nhà ở cá nhân như biệt thự, lâu đài và các tòa nhà công cộng. Vẻ đẹp của nền kiến trúc theo thời gian vẫn được ưa chuộng đến tận bây giờ
Khi nhắc đến kiến trúc cổ điển Pháp, không thể không nhắc đến những tòa lâu đài nghìn năm nguy nga lộng lẫy ở nơi đây. Với lối thiết kế sắc sảo, chạm trổ độc đáo, cho đến ngày nay, những tòa lâu đài ấy vẫn còn nổi tiếng khắp thế giới như những bảo tang trưng bày những bức họa, hay áo giáp, vật dụng từ xa xưa. Như lâu đài Lâu đài Chambord là lâu đài lớn nhất ở thung lũng Loire, được Francois đệ nhất (1515-1547) cho xây dựng vào năm 1539; lâu đài Castelnaud được xây vào thế kỷ 13 bởi Gicard Alamon, và được xây lại bởi Lévis vào thế kỷ 15. Lâu đài này được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1966; lâu đài Chenonceau nằm cách lâu đài Chambord chừng 50km, lâu đài Chenonceau được xây năm 1513 – 1521 v..v. Những lâu đài này đều là những đặc trưng của kiến trúc cổ điển Pháp.
Lâu đài Chambord tráng lệ ở thung lũng Loire, Pháp (Ảnh: Pixabay)
Cận cảnh bức tường lớn của lâu đài (Ảnh: Pixabay)
Bên trong một tòa tháp lâu đài (Ảnh: Pixabay)
Nội thất của lâu đài (Ảnh: Pixabay)
Ngoài ra còn có hàng loạt những công trình trên thế giới được mang kiến trúc cổ điển Pháp để biểu trưng cho ngành kiến trúc hoành tráng này như những quảng trường, trung tâm nghệ thuật, trung tâm hội nghị hay trung tâm triển lãm..
Khải hoàn môn vào ban ngày (Ảnh: Pixabay)
Khải hoàn môn vào ban ngày (Ảnh: Pixabay)
Trong quá trình hình thành và phát triển, những công trình Việt Nam có dấu ấn rõ nét của kiến trúc cổ điển Pháp, ảnh hưởng trong các vấn đề tổ chức không gian, kỹ thuật - vật liệu xây dựng và hình thái biểu hiện. Kiến trúc và văn hóa có quan hệ khăng khít, nhân quả. Điều đó thể hiện khá rõ trong kiến trúc cổ điển Pháp ở nơi đây.
Một công trình có kiến trúc cổ điển Pháp ở Việt Nam (Ảnh: Internet)
Kiến trúc cổ điển Pháp - một kiến trúc có phong cách ấn tượng với những nét đẹp kiêu kỳ sẽ luôn sống mãi với thời gian.
Theo Parisclassical