Kiến trúc gỗ truyền thống- nét đặc sắc nổi danh vùng Bắc Bộ

Tháng mười 30,2016 02:12 Chiều

Nhân dân Bắc Bộ không còn lạ lẫm với những thiết kế gỗ truyền thống bởi chính vùng đất nơi đây đã khai sinh và tạo điều kiện phát triển hình thức kiến trúc xây dựng này cho đến ngày nay.  Họ sinh sống trong ngôi nhà gỗ, họ làm việc, sinh hoạt với đồ làm từ gỗ như một cách lưu giữ giá trị truyền thống vô giá mà người xưa để lại. Tại sao nói kiến trúc gỗ truyền thống Bắc Bộ lại mang màu sắc khác biệt, khó trộn lẫn với những lối thiết kế khác? Đó chính là nét đặc sắc nằm ở thiết kế và họa tiết chạm khắc trên gỗ. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu nhé,

Cấu trúc nhà gỗ

Với phong cách kiến trúc gỗ truyền thống xưa nay, người Việt ưa chuộng nhà gỗ đơn giản và gian nhà có số lẻ. Nhà gỗ 3 gian không quá rộng cũng không quá chật, thích hợp cho hoạt động sinh hoạt của chủ nhà và nếu có nhu cầu thì số lượng từ 5 đến 9 gian vẫn không trở thành vấn đề khó. Tuy nhiên, nhằm tạo không gian rộng rãi, thông thoáng thì giữa các gian không nên có sự phân chia rạch ròi của vách gỗ hay bức tường.

Nhà ba gian là kiểu kiến trúc được đa phần người dân Bắc Bộ ưa chuộng hơn cả (Ảnh 1)

 Đặc trưng mái nhà

Hình ảnh con vật tượng trưng của sự thịnh vượng, phồn vinh cho chủ nhân căn nhà và thường được ưu ái đặt trên góc mái. Điển hình là hình ảnh” rồng bay phượng múa” ở cuối mái góc, không đơn thuần mang đến vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng cho ngôi nhà mà nó còn thể hiện sự uy nghi, quyền lực vốn có.

Để phù hợp với phong thủy trong văn hóa Việt và làm nên sự tinh tế, thẩm mỹ cao thì mái nhà gỗ truyền thống sẽ được thiết kế thẳng và hơi hướng hếch lên ở góc mái. Người ta thường sử dụng ngói vảy rồng (ngói mũi hài) với hai lớp ngói âm và dương trong kiến trúc gỗ truyền thống.

Cách sắp xếp các viên ngói san sát nhau trên mái nhà vừa làm đẹp bên ngoài căn nhà vừa khiến không gian bên trong kín đáo.

Ngói vảy rồng được chuyên dùng trong kiến trúc gỗ truyền thống vùng Bắc Bộ (Ảnh 2)

Cột nhà chắc chắn

Có vai trò giữ vững ngôi nhà vì thế cột nhà là thành tố không thể thiếu trong việc xây dựng nhà ở nói chung và nhà gỗ nói riêng. Cột các loại có hình tròn, được làm từ chất liệu tốt và bào nhãn trơn bóng. Tất cả trọng lực từ mái nhà dồn xuống đều chịu lên cột nhà, nhất là phần chân đế. Do vậy, phần chân phải được làm kì công và chắc chắn, đảm bảo nguyên vẹn tình trạng và giữ độ bền cho khối kiến trúc của căn nhà.

Chạm khắc tinh tế

Mọi hình ảnh xuất hiện trên các thanh gỗ đều phản chiếu chính cuộc sống của người Việt và nó mang giá trị trường tồn theo thời gian. Những họa tiết chạm khắc trên nền gỗ sẽ là thước đo đánh giá ngôi nhà có đẹp và sang trọng hay không. Bằng sự tài năng, tính khéo léo và tỉ mỉ của những nghệ nhân lành nghề mà hình ảnh muông thú, loài hoa trở nên sống động và trông rất thật.

Đường nét chạm trổ công phu được thực hiện bởi bàn tay “ma thuật” của nghệ nhân tài hoa (Ảnh 3)

Với các đặc trưng cơ bản của kiến trúc gỗ truyền thống do kientrucvietas.com đưa ra thì ắt hẳn quý vị đã tích lũy cho cá nhân những kiến thức bổ ích, hữu dụng về phong cách sống của nhân dân miền Bắc xưa và nay thông qua lối kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tổng hợp Internet

 



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.