Kiến trúc truyền thống Hàn Quốc Hanok - cái nôi của kiến trúc sinh thái

Tháng mười 08,2016 10:33 Sáng

Kiến trúc truyền thống Hàn Quốc là hình ảnh phản chiếu mối liên kết tâm linh giữa con người và thế giới quan. Nằm lọt thỏm giữa những tòa nhà hiện đại cao chọc trời và lối kiến trúc độc đáo Hanok trở nên độc đáo khi tìm về những điều giản đơn, yên bình. Hãy cùng kientrucvietas.com dạo qua những nếp nhà Hankok độc đáo này nhé!

Nilesh Patel khám phá ra nhà cổ Hanok của Hàn Quốc còn là nơi sản sinh ra liều thuốc chữa bệnh mang tính tâm linh. Hanok nghĩa là nhà Hàn Quốc nhưng hiểu rộng ra thì nó gồm tất cả kiến trúc truyền thống của xứ sở hoa anh đào, điển hình là đền thờ Phật. Hanok còn là cái nôi của lối kiến trúc thân thiện với môi trường và là cảm hứng cho thế giới quan.

Một căn nhà được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Hàn Quốc

Kiến trúc truyền thống Hàn Quốc Hanok được xây dựng như thế nào?

Nhà được dựng tại chỗ bằng một bộ khung gỗ đúc sẵn và lối kiến trúc theo tư tưởng Khổng Tử nhưng mỗi nhà lại mang nét riêng biệt. Kiến trúc truyền thống này thiết kế dựa trên yêu cầu về mặt tâm linh của gia chủ cũng như cảnh sắc bao quanh và vị trí địa lý trong nước.

Thiết kế Hanok ra sao?

Điểm quan trọng chốt yếu trong thiết kế và xây dựng nên kiểu nhà theo kiến trúc truyền thống Hàn Quốc không nằm ở kiến trúc mà là mối liên hệ giữa ngôi nhà với tổng thể yếu tố môi trường xung quanh. Yếu tố cần thiết chính là sự hòa hợp tự nhiên lẫn cảm quan mắt nhìn giữa kiến trúc và thiên nhiên chung quanh nó. Kiến trúc Đông Á trở nên khác biệt theo hướng tích cực trong khi
kiến trúc phương Tây lại không quan tâm đến vấn đề này và thường xây dựng các công trình sao cho chúng trội hẳn lên.

Kiến trúc nhà cổ Hanok được xây từ vật liệu gì?

Nhà cổ được xây dựng hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên như gỗ và đất, vì thế chúng có thể phân hủy sinh học và tái sử dụng. Dù có trên 500 năm tuổi đời nhưng vài ngôi nhà cổ Hanok được thiết kế đặc biệt có thể bảo toàn sức sống theo thời gian. Phần nhô ra của nóc nhà được thiết kế ngăn nắng hè chiếu vào nhà và giữ cho không khí bên trong ở mức dễ chịu. Do phần mái hiên vươn ra và mặt trời xuống thấp, một phần ánh nắng chiếu vào và làm không khí bên trong nhà nóng lên. Nhờ vậy mà giảm bớt nguồn nhiên liệu cần thiết để sưởi ấm trong những tháng đông rét buốt.


Bức tường và phần mái hiên vươn ra của một ngôi nhà theo lối nhà cổ Hanok ở Namsan

Ta có thể nâng lên hạ xuống tường trong nhà để thay đổi kích cỡ và hình dáng bên trong. Vì phần mái nằm trên khung nhà nặng nên không cần sự chống đỡ nào từ phía tường bên ngoài. Vì thế trong suốt những tháng hè nếu chủ nhà cần hỗ trợ thì có thể giương tường phía ngoài để hạ nhiệt độ trong phòng. Nếu không nâng tường thì ta vẫn có thể ngắm cảnh thông qua cửa sổ và của chính. Một số ít gia chủ vì quá tôn thờ vào những thứ xung quanh họ thấy được nên họ đã viết thơ lên cột nhà trong khi họ ngắm vẻ lộng lẫy thiên nhiên. Nhà truyền thống Han Quốc tạo ra không gian mở thông qua kết nối đơn vị sống và môi trường xung quanh, thắt chặt con người với thiên nhiên và sản sinh mầm sống cho đời.

Nhà cổ Hanok đã truyền cảm hứng cho nền kiến trúc đương thời như thế nào?

Trong thời gian làm bản thiết kế khách sạn Hoàng gia bên Tokyo (Nhật Bản), Frank Lloyd Wright đã phát hiện hệ thống ondol (sức nóng bên dưới sàn) được lấy từ cung điện Hàn Quốc bởi người Nhật dưới thời cai trị Hàn Quốc. Bày tỏ sự ấn tượng với hệ thống này và ông đã sáp nhập nó vào Jacobs House- một công trình được xây trước đó tại Wisconsin. Ông Wright tiếp tục xây dựng nhà Usonin vào những năm 1930 tại Mỹ cho những gia đình tầng cấp trung lưu mà không cần đầy tớ. Hê thống ondol được lắp trong nhà và từ trần nhà đến cửa sổ đã đưa người và thiên nhiên xích lại nhau hơn. Ý tưởng mà kiến trúc truyền thống Hàn Quốc muốn hướng tới là phòng ngủ thiết kế nhỏ gọn để chủ nhà có thể quây quần cùng các thành viên khác trong căn phòng rộng rãi không vách ngăn nối liền với các phòng ngủ nhỏ hơn.


Căn phòng được lắp hệ thống ondol với hai nét đặc trưng tồn tại song song trong nhà cổ Hanok 

Một kiến trúc sư khác tên Ludwig Mies van der Rohe cũng có hứng thú với các thiết kế và triết học phương Tây. Ông thiết kế nên tòa nhà Farnsworth nổi tiếng từ năm 1945 đến năm 1951. Tương tự công trình nhà Usonian của Wright, tòa nhà này không rạch ròi phân cách giữa ngoài và trong. Với góc độ nhin nhận cao siêu thì đây là phong cách nghệ thuật cực kỳ đơn giản nhưng đạt hiệu ứng cao nhất lúc bấy giờ. Lợi ích thực tế cho môi trường, kết nối con người với thiên nhiên và đem đến không gian chung cho người dân là những gì hệ thống ondol mang lại và chúng là một vài trong số nhiều lý do khiến các kiến trúc sư phi đảng phái đưa lối kiến trúc nhà cổ hanok sáp nhập vào kiến trúc phương Tây.

Thời kỳ phục hưng của kiến trúc truyền thống Hàn Quốc

Kiểu kiến trúc nhà cổ hanok đã từng phục hồi vài năm vê trước. Ngày càng nhiều người chọn sống trong những căn nhà theo lối kiến trúc truyền thống Hàn Quốc được cho là thức thời và tinh tế này. Thậm chí đây còn là nơi được chọn làm bối cảnh bấm máy cho khá nhiều bộ phim ngắn. Bởi chính nét thu hút hợp thời của hanok mà chính phủ Triều Tiên đã cho xây dựng Trung Tâm quốc gia Hanok nhằm đẩy mạnh nghiên cứu đào sâu vào các hình thức mới mẻ.

Có thể thấy nhà cổ Hanok là hình thức kiến trúc truyền thống Hàn Quốc vừa mang tính thẩm mỹ vừa thiết thực trong đời sống môi trường. Và kiểu kiến trúc này vẫn đang được đánh giá cao trong cuộc sống và xây dựng của nhân dân Hàn Quốc.

Theo The culture trip



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.