Đặc điểm phong thủy của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam

Tháng mười 30,2016 07:06 Chiều

Kiến trúc nhà ở truyền thống luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, kientrucvietas.com nhận thấy không chỉ có kiến trúc đặc sắc mà kiến trúc nhà ở truyền thống còn có nét đẹp phong thủy khó lẫn vào đâu được.

Nét đẹp phong thủy trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam

Phong thủy không phải điều gì thần bí. Phong thủy có thể hiểu đơn giản là nó là dòng khí được tạo ra từ sự vận động của tự nhiên và con người. Khi hiểu được vấn đề này, con người không chỉ hiểu được quy luật tự nhiên mà còn có thể can thiệp điều chỉnh theo ý mình.

Sân trước,  nơi tích tụ và cung cấp Dương khí cho cả ngôi nhà.( Ảnh 1)

Trong các kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam đã có nhiều ứng dụng phong thủy. Những nét ứng dụng phong thủy căn bản nhất mà bất cứ công trình nào cũng áp dụng là:

  • Nhà ở truyền thống có chung một bố cục là: nhà chính, nhà phụ với không gian “sân” trước nhà. Theo phong thủy, sân ở đây là nơi tích tụ và cung cấp Dương khí cho cả ngôi nhà.
  • Hình dáng mái nhà là hình dáng đặc biệt, không lẫn vào đâu được của kiến trúc nhà ở truyền thống. Mái dốc theo phong thủy là thể hiện tính chất “Âm dưỡng Dương”.
  • Hiên nhà là khoảng không gian trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam luôn hiện diện. Chính khoảng hiên này đã góp phần cân bằng âm dương cho cả ngôi nhà.
  • Quy tắc quy hoạch không gian thường thấy là “Trước trồng cau, sau trồng chuối” mang ý nghĩa bổ Âm nhằm hạn chế “Dương sát”.

Mái dốc theo phong thủy là thể hiện tính chất “Âm dưỡng Dương”. (Ảnh 2)

Giá trị phong thủy cho kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam

Những giá trị phong thủy từ ngày xưa cho đến hôm nay vẫn được thừa nhận và được phát triển nhân rộng hơn cho các công trình kiến trúc tương ứng khác.

  • Theo nguyên lý vận động của thuyết Âm - Dương bố cục và không gian nhà ở truyền thống có giá trị rất lớn. Ngôi nhà là Âm, không gian sân trước là Dương. “Dương vượng sẽ sinh âm”. Dương khí từ sân mang lại sẽ luôn mang lại sinh khí cho ngôi nhà.
  • Quan điểm được cho là tiến bộ, thể hiện rõ tính chất của phong thủy trong xây dựng là người Việt áp dụng việc xây nhà cửa dựa theo điều kiện đất đai, khí hậu và thổ nhưỡng chứ không phải nhất thiết là theo mệnh tuổi.
  • Theo nguyên lý âm dương thì mái nhà vô cùng quan trọng. Nó chính là cấu trúc tượng trưng cho người chủ trong gia đình, cho truyền thống, lễ nghĩa và trật tự trong nhà. Mái nhà là Âm. Nóc nhà là Dương. “Âm phải đủ lớn để bao bọc được Dương”.
  • Từ đặc điểm khí hậu và địa hình, tại Việt Nam việc khắc phục ảnh hưởng từ ánh sáng mặt trời cũng được quan tâm. Vì "Dương vượng quá sẽ hoá sát” cho nên sắp đặt thêm không gian cây xanh, mặt nước là giải pháp phù hợp để cân bằng Âm Dương cho ngôi nhà.
  • Bởi vì “Khí càng lên cao càng thanh” và “Khí vận động cần hài hoà chứ không cần nhanh”. Cho nên, có thể nhận thấy cấu trúc nhà theo chiều ngang và không gian hiên trước nhà luôn tồn tại đến ngày nay. Việc đón nhận sinh khí từ tự nhiên diễn ra một cách tự nhiên có chọn lọc.

Nước là giải pháp phù hợp để cân bằng Âm Dương cho ngôi nhà. (Ảnh 3)

Sự kết hợp hài hòa giữa phong thủy và kiến trúc sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chủ nhân ngôi nhà. Đặc biệt, với kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam, điều này đến nay vẫn được áp dụng. Kientrucvietas.com hy vọng rằng khoa học phong thủy sẽ đi đúng bản chất của nó góp phần tạo nên nhiều công trình kiến trúc hiệu quả cũng như tạo dựng môi trường sống tốt cho con người.

Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.