Một số lưu ý về bài trí phong thủy bàn thờ ngày tết
Vào ngày Tết, gia đình nào cũng chú ý chăm chút trong việc trang hoàng, bày biện bàn thờ thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Vậy nhưng không ít gia đình vẫn gặp phải những sai lầm, thiếu sót trong cách bài trí. Theo phong thủy học, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ gia tiên không được bày biện phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của cả gia đình. Chính vì điều đó kientrucvietas.com xin giới thiệu tới các bạn một số lưu ý về bài trí phong thủy bàn thờ ngày tết.
Các gia đình nên hoàn thiện việc bày biện bàn thờ vào sáng 30 Tết.
Lưu ý khi bài trí bàn thờ ngày Tết
Về cách bài trí phong thủy bàn thờ ngày tết, nếu có đỉnh đồng thì phải đặt bên trong bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương có thể kê cao hơn, các kệ đỡ bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ, sao cho khi thắp hương phải vừa tầm tay với, bát hương phải được kê cao tối thiểu từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng vì sẽ không thể hiện được sự thành kính với tổ tiên
Bàn thờ phải được bày biện hoàn chỉnh vào sáng 30 tết (Ảnh: Internet)
Thông thường trong những ngày Tết, mâm ngũ quả sẽ được sắp xếp ở chính giữa bàn thờ. Sau đó các vị trí hai bên và xung quanh mới xếp đặt bày biện các thứ khác. Với nhà từ đường, phía trước bát hương có thể sắp đặt mâm ngũ quả ở giữa. Lọ lục bình, lọ hoa, hạc đồng, cây nến… được bày biện ở hai bên đối xứng. Bên trái bày trầu cau và rượu, bên phải để bánh trưng. Nếu gia đình bạn có bàn thờ gia tiên nhỏ một bát hương thì mâm ngũ quả thường bày bên phải, lọ hoa để bên trái.
Những thứ không nên bày bàn thờ ngày Tết
Lưu ý tiếp theo về bài trí phong thủy bàn thờ ngày tết đó là những thứ chúng ta không nên bày lên bàn thờ. Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng thì không bày lên bàn thờ. Các bạn cần lưu ý không nên bày biện các đồ tanh hôi, sát sinh, hoa quả đã cũ thối rữa lên bàn thờ. Vì như vậy sẽ không còn trang nghiêm, thành kính với tổ tiên nữa. Trên bàn thờ không nên bày chậu cây cảnh, không nên dùng hoa nhựa mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng.
Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết (Ảnh: Internet)
Lưu ý bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả thường được bài trí bằng 5 loại quả khác nhau, đủ các màu sắc sao cho đẹp và thể hiện sự trang nghiêm. Ngũ quả một mặt là biểu tượng cho ngũ hành, mặt khác nó là đại diện cho 5 điều người ta mong ước trong ngày tết là: Phú - quý - thọ - khang - ninh. Tùy theo từng vùng miền khác nhau với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả để bày mâm ngũ quả.
Miền Bắc thì phổ biến là dùng các loại quả: Chuối xanh, hồng hoặc quýt đỏ, lê trắng, bưởi vàng và hồng xiêm xám. Có thể cắm thêm cành đào và đèn nháy để bàn thờ thêm lung linh, huyền diệu.
Mâm ngũ quả miền Bắc (Ảnh: Internet)
Người miền Nam thì bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy và sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả dứa (thơm) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu mong may mắn.
Các chuyên gia khuyên, việc bài trí phong thủy bàn thờ ngày Tết nên được hoàn tất để việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu ngay từ ngày 30 tết. Điều quan trọng khi cúng dâng và khấn lễ, tâm gia chủ phải thanh tịnh, đồng thời xin phát nguyện làm những điều lành để hồi hướng thêm công đức cho tổ tiên, cha mẹ và người thân.
Theo Eva