Đa số những vụ sập nhà kinh hoàng do lỗi kỹ thuật thi công và thiết kế yếu kém

Tháng tám 13,2016 01:01 Chiều

Chuyện sập nhà và mất an toàn trong thi công, xây dựng không phải hiếm nhưng mức độ ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Nguyên nhân được đưa ra ít xuất phát từ các lí do khách quan. Sau đây kientrucvietas bắt lỗi những vụ sập nhà kinh hoàng từ góc nhìn kiến trúc xây dựng để người xây nhà biết cách đề phòng cho công trình của mình.

Mỗi khi những chuyện này xảy ra thường người ta mải quan tâm hậu quả thương vong về người, thiệt hại về của mà hiếm khi đào sâu vấn đề, đến khi chính mình rơi vào trường hợp ấy họ mới ngớ người ra "ồ, sao mình biết mà không rút kinh nghiệm". VietAS điểm qua những vụ sập nhà tiêu biểu thời gian gần đây kèm theo những nguyên nhân thực tế dưới góc nhìn thiết kế thi công xây dựng sẽ khiến chúng ta giật mình. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà nhiều người xây dựng cố tình không biết hoặc phớt lờ những nguyên tắc trong thiết kế xây dựng, coi thường quy định của Luật pháp, coi thường tính mạng, của cải của mình và người khác. Tưởng chừng tặc lưỡi "thế là xong" ai dè rước họa vào thân và gây thêm khổ đau cho nhiều người.

Hà Nội: Tắc trách, "cấp 1 đằng làm 1 nẻo", đơn vị thi công thiếu chuyên nghiệp

Chủ xây dựng có thể sẽ phải chịu án phát tù 20 năm cùng khoản bồi thường khổng lồ

Rạng sáng ngày 04/08/2016 Hà Nội bàng hoàng "tỉnh giấc" trước tin 1 ngôi nhà 4 tầng diện tích 45m2 xây từ thập niên 80 của thế kỷ trước ở số 43 Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội bị đổ sập hoàn toàn khiến 5 người bị mắc kẹt; trong đó có 2 người chết, 3 người bị thương nặng. Họ hầu hết đều là nhân viên của ngôi nhà được dùng làm cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống này.

Theo báo điện tử Dân Trí đưa tin, ngôi nhà trên bị sập là hệ lụy từ ngôi nhà số 41 liền kề ngay bên cạnh đang tiến hành hoạt động thi công, đào móng. Luật sư Nguyễn An, Hãng Luật Cộng Đồng cho rằng: Chủ ngôi nhà số 41 đang đứng trước nguy có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức án 20 năm tù giam cùng khoản tiền bồi thường khổng lồ. Nguyên nhân được các phóng viên tìm hiểu là do việc thi công nhà 41 bên cạnh tác động đến phần móng của nhà số 43 vì nó được xây dựng từ năm 1980 mà không có kết cấu bê tông.

Hiện trường vụ sập nhà số 43 phố Cửa Bắc (Ảnh: sưu tầm)

Xét về lỗi của chủ xây dựng (chủ nhà số 41) và cơ quan giám sát công trình, Luật sư An cho rằng cần phải làm rõ 2 vấn đề:

Thứ nhất, chủ nhà số 41 có được cấp phép xây dựng không và nếu có được cấp phép thì là giấy phép sửa chữa, cải tạo hay giấy phép xây dựng mới? Bởi vì, nếu là giấy phép sửa chữa thì không liên quan gì tới việc đào móng nhà. Và như vậy, nhà số 41 được "cấp 1 đằng làm 1 nẻo". Theo đó, trách nhiệm không chỉ thuộc về người xây dựng mà cả cơ quan giám sát cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu giấy phép được cấp là xây dựng mới thì cần phải kiểm tra xem hồ sơ xin phép đã đầy đủ bản thiết kế xây dựng, bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề chưa? Quy trình xây dựng có đúng theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 không? Nếu việc cấp phép xây dựng đúng theo quy trình thì lỗi hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư và đơn vị thi công. Trong trường hợp việc cấp phép không đúng quy định thì có phần lỗi của đơn vị cấp phép là UBND quận Ba Đình, cần phải xử lý đơn vị cấp phép xây dựng sai quy định.

Thứ hai, cần tìm hiểu xem bên thi công do chủ nhà 41 thuê về có chức năng, điều kiện về việc thi công công trình hay không. Vì theo quy định tại Điều 148 Luật xây dựng 2014: “Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động”. Không được cấp phép, không có chức năng về thi công xây dựng mà vẫn tiến hành thi công gây ra hậu quả thì phải liên đới chịu trách nhiệm với chủ đầu tư. “Nếu chủ đầu tư thuê người không có đủ điều kiện về hành nghề xây dựng là thuộc về lỗi của chủ đầu tư. Trong vụ việc này, UBND quận Ba Đình đã đồng ý cho sửa chữa xây dựng lại nhà cũ với điều kiện phải lập hồ sơ khảo sát hiện trạng các công trình liền kề" nhưng chủ nhà số 41 đã không thực hiện theo quy định.

Xét về những lỗi vi phạm trên, cơ quan điều tra cần xác định tài sản bị thiệt hại và mức độ thương tật của các nạn nhân để xác định chính xác hơn về mức độ nghiêm trọng của hành vi. Và theo Pháp luật hiện hành, ở trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì mức xử phạt tù sẽ là từ 8 năm đến 20 năm và phải bồi thường thiệt hại về tính mạng của 02 người tử vong; bồi thường thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm của 03 người bị thương nặng; bồi thường thiệt hại đối với giá trị tài sản bị hư hại bao gồm căn nhà và tài sản bên trong căn nhà.

Hà Nội: Phá kết cấu và thuê Kiến trúc sư kém chuyên môn

Nhà 5 tầng đổ vụn đè sập 1 phần chung cư 5 tầng, sinh hoạt của nhiều hộ bị đảo lộn

Dù đã 5 năm trôi qua nhưng có lẽ nhiều người chứng kiến vụ sập nhà 5 tầng ở ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội ngày 31/03/2011 vẫn chưa hết bàng hoàng. Dù không có thiệt hại nào về người nhưng ngôi nhà bị đổ khiến chung cư 5 tầng bên cạnh cũng bị sập 1 phần, các nhà khác kế bên bị liên đới và phải tìm cách gia cố, cuộc sống nhiều gia đình bị đảo lộn, phải đi ăn nhờ ở đậu sống trong cảnh cơm niêu nước lọ.

1 góc khu tập thể 5 tầng nát vụn (Ảnh: Vnexpress)

Theo Vnexpress, ngôi nhà bên cạnh và tường đầu hồi của ngôi nhà đổ có kết cấu giống nhau, nghĩa là làm khung cột, xây tường gạch con kiến vào giữa cột và dầm. Cột không to, tường chỉ dày khoảng 10 phân, khá mỏng manh. Nếu tường này chỉ chịu lực thẳng đứng thì có thể dù hệ số an toàn không cao, song không thể chịu được nếu có tác động ngang. Ngôi nhà 5 tầng sau khi bị phá các vách ngăn thì không còn khả năng chống đỡ theo chiều ngang. Khi có những tải trọng khác hoặc một nguyên nhân nào đó đã khiến nhà bị nghiêng, rồi đổ sập theo chiều ngang.

Cảnh tượng sập nhà 5 tầng (Theo Kênh: PCCC)

Ngôi nhà này được cho là sửa chữa nội thất nhưng thực chất lại can thiệp sâu vào phần kết cấu khiến bức tường chịu lực bị phá làm ngôi nhà không còn khả năng chống đỡ và đổ sập. Nguyên nhân là do chủ nhà đã mượn một Kiến trúc sư thiết kế song có thể người này chỉ hiểu về kiến trúc mà không biết về kết cấu. Và chính người thiết kế việc cải tạo này phải chịu trách nhiệm với người thuê mình. Còn chủ nhà gây thiệt hại cho hàng xóm xung quanh thì phải đền bù, chịu trách nhiệm về việc mà họ gây ra.

Hà Nội: Sập nhà cổ do quá cũ

2 người chết, 6 người bị thương nặng

Ngày 22/9/2015, căn biệt thự ở số 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) bị sập khiến 2 người tử vong, 6 người bị thương nặng, hàng chục hộ dân phải sơ tán đến nơi ở tạm hoặc thuê nhà. Lực lượng cảnh sát và quân đội được huy động tối đa để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

Ngôi nhà bị sập là trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Những hộ dân sống xung quanh đều là cán bộ, công nhân viên ngành đường sắt. 

Cũng theo Vnexpress, một cán bộ của Tổng công ty đường sắt cho biết, ngôi nhà này được Tổng công ty Đường sắt sử dụng từ sau năm 1955, nhiều lần được sửa chữa, gia cố lắp mái tôn chống dột nhưng gần đây do trời mưa lâu ngày làm thấm dột và do ngôi nhà quá cũ nên đã bị sập phần mái và tường tầng 2.

Hiện trường vụ sập nhà cổ ở Hoàn Kiếm (Ảnh: Sưu tầm)

Bình Dương: Đơn vị thi công phá vỡ hợp đồng, thay đổi thiết kế và vật liệu xây dựng

4 xe máy bị đè bẹp, nhà bên cạnh hư hỏng nặng, có thể đổ bất cứ lúc nào

Ngày 22/10/20144, ngôi nhà 4 tầng màu vàng nhạt 3 lầu 1 trệt diện tích 4,2m2 x 10m2 của anh Tạ Quốc Lân (32 tuổi) ở đường số 66, khu phố 2, phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương chuẩn bị đến ngày hoàn công thì bỗng đổ sập hoàn toàn tầng trệt, 3 tầng phía trên sụp nguyên xuống mặt đất và nghiêng dựa vào căn nhà của anh Tạ Quốc Bửu (36 tuổi) bên cạnh khiến nhà anh bị hư hỏng nặng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. May mắn không có thiệt hại về người nhưng 4 chiếc xe máy bị đè bẹp.

Hình ảnh tại hiện trường vụ sập nhà anh Lân (Ảnh: sưu tầm)

Ngôi nhà được thi công trọn gói trị giá 800 triệu đồng bởi 1 công ty xây dựng ở quận 12, Tp. HCM. Nguyên nhân khiến ngôi nhà bị đổ sập là do đơn vị thi công đã thay đổi thiết kế và vật liệu xây dựng so với bản được duyệt ban đầu. Điều này có nghĩa là, đơn vị này đã không tuân thủ theo hợp đồng đã ký với gia đình anh Lân. Theo đó, phần mái lợp tôn được điều chỉnh sang lợp bằng mái ngói, bên phải nhà xây thêm ban công nhô ra ngoài. Phần ban công phát sinh và chuồng cu được đổ sàn bê tông bên trên gây quá tải mất cân bằng cho dàn cột. Đơn vị này sau đó đã cam kết xây dựng lại cho chủ đầu tư.

Sài Gòn: Nhà 2 tầng sụt móng, đổ nghiêng làm hỏng nhà bên cạnh

Chiều 14/08/2016, căn nhà 2 tầng tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM bị sụt móng, nứt tường và đổ nghiên sang nhà bên cạnh. Không có nhiều thông tin về vụ sập này do chủ nhà đề biển cấm chụp ảnh, đưa tin. Tuy nhiên, theo tìm hiểu từ nhiều nguồn, căn nhà này đã được cơ quan chức năng cấp phép thi công. Do bị hư hỏng quá nặng nên nó được tháo dỡ hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

Nhiều người sống gần đây cho rằng, Bình Mỹ là nơi có nhiều bùn lầy nên việc xây dựng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật đề phòng sụt lún. Chủ ngôi nhà này làm trong ngành thầu xây dựng nên đã tự thiết kế và thi công lấy. Thật không may là rủi ro đã xảy đến với gia đình ông.

Sài Gòn: Thi công không đảm bảo an toàn

Dân phố Tây hoảng loạn vì mảng bê tông nặng cả tấn rơi thủng mái nhà

Theo Kenh14.vn đưa tin, chiều 16/08/2016, những người dân ở khu phố Tây Đỗ Quang Đẩu phường Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM được phen mất vía vì 1 mảng bê tông nặng hàng tấn của ngôi nhà 4 tầng đang sửa chữa rơi xuống làm sụt mái và sập 1 căn phòng của nhà bên cạnh.

Hiện trường mảng bê tông rơi thủng mái nhà (Ảnh: Kênh 14.vn)

Chủ của ngôi nhà bị bê tông rơi trúng là bà Đinh Thị Lan (64 tuổi). Sự việc kinh hoàng xảy ra vào lúc 14h lúc bà đang xem phim ở tầng trệt. Rất may mắn là bà kịp thời chạy thoát nên không bị thương.

Nguyên nhân được đưa ra là do nhà 4 tầng đang thi công sửa chữa nhưng không đảm bảo an toàn lao động. Được biết, các nhà chức trách của phường Ngũ Lão đã đến lập biên bản để giải quyết vụ việc.

Khối bê tông rơi được cho là của ngôi nhà 4 tầng đang thi công, sửa chữa này (Ảnh: baomoi.com)

Ai là người phải gánh chịu hậu quả từ những sự việc đáng tiếc trên?

Không ai khác, người bị thiệt thòi nhiều nhất, phải chịu trách nhiệm cao nhất, phải đau đầu nhất ... chính là những chủ đầu tư, dù họ trực tiếp hay gián tiếp gây ra lỗi. Thiệt hại về của, thiệt hại về người, mất thời gian, tiền bạc, mất uy tín, thậm chí tù tội, gia đình ly tán về những thứ đáng lẽ không bao giờ xảy ra. 

Kết luận:

Việc gặp rủi ro trong thiết kế, thi công, xây dựng là điều không ai muốn và rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Đa phần nguyên nhân của những vụ việc "kinh hoàng" này là do chủ xây dựng làm trái với tự nhiên: chưa coi trọng trách nhiệm và an toàn, phớt lờ những quy định của Pháp luật và không am hiểu về kỹ thuật, tiết kiệm chi phí không phải lối... và giao tài sản của mình vào tay những người thiếu chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng.

Xây dựng nhà cửa là việc hệ trọng của đời người. Hãy "chọn mặt gửi vàng" cho những Kiến trúc sư và nhà thầu thi công thật uy tín, chất lượng vì sự an toàn, hạnh phúc của gia đình mình và những người khác.

-Tổng hợp-



Các bài viết khác

Soi căn biệt thự Đông Nhi Ông Cao Thắng cùng trải qua 'đêm tân hôn thế kỷ'

Soi căn biệt thự Đông Nhi Ông Cao Thắng cùng trải qua 'đêm tân...

Biệt thự Đông Nhi Ông Cao Thắng trải qua đêm đầu tiên cùng nhau sau lễ rước dâu mang phong cách tân cổ điển hạng sang nhất ở resort 5 sao Phú Quốc.
Xu hướng biệt thự và nhà ở thông minh: Tương lai robot trông trẻ thay người giúp việc

Xu hướng biệt thự và nhà ở thông minh: Tương lai robot trông...

Biệt thự và nhà hiện đại dùng robot trông trẻ thay người bằng xương bằng thịt, đồng hồ thông minh thay đồng hồ điện nước tránh gian lận, tủ lạnh cảm biến điều chỉnh dinh dưỡng và hoạt động thể chất...
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam lọt TOP 10 Bảo tàng tốt nhất thế giới

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam lọt TOP 10 Bảo tàng...

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam thuộc TOP 10 Bảo tàng tốt nhất thế giới 2018 do Trip Advisor, Mỹ bình chọn.
Top 10 quốc gia có nhà lớn nhất thế giới khiến bạn ngỡ ngàng

Top 10 quốc gia có nhà lớn nhất thế giới khiến bạn ngỡ ngàng

Thật ngạc nhiên khi Hoa Kỳ - nền kinh tế đứng thứ 1 thế giới lại không phải là quốc gia có nhà lớn nhất thế giới. Còn Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới lại có kích thước nhà ở trung bình nhỏ nhất.
Nhà ở từ 700 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế tài sản hàng năm?

Nhà ở từ 700 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế tài sản hàng...

Nhà ở từ 700 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế tài sản 0,4 phần trăm hàng năm là đề xuất mới đây được Bộ Tài chính đưa vào trong Luật thuế tài sản để xin các ý kiến Bộ, Ngành, UBND các địa phương.
Lại thêm vụ sập nhà oan vì hàng xóm thi công tắc trách

Lại thêm vụ sập nhà oan vì hàng xóm thi công tắc trách

Cụ ông 70 tuổi người Hàn Quốc may mắn thoát chết khi vụ sập nhà 3 tầng ở số 41 đường Tân Sơn Hòa, P2, Q Tân Bình, Tp. HCM xảy ra giữa đêm đè lên nhà số 47 và 49.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...