Tất tật những nguyên tắc quan trọng khi xây nhà kiểu Nhật không thể bỏ qua

Tháng mười 13,2016 05:38 Chiều

Thời gian gần đây, phong trào người người, nhà nhà học cách ăn, nết ở, giáo dục, khoa học, kinh tế, nông nghiệp cho tới thiết kế và xây nhà kiểu Nhật Bản phát triển rầm rộ. Vậy các chủ đầu tư Việt cần phải lưu ý những điểm quan trọng gì để khi thiết kế và xây nhà kiểu Nhật Bản đạt chuẩn phong cách và tối ưu công năng sử dụng. Mời bạn cùng kientrucvietas.com tìm hiểu nhé.

Lưu ý: Bài này sẽ đề cập khá đầy đủ về những nguyên tắc quan trọng khi xây nhà kiểu Nhật nên nội dung tương đối dài. Vì vậy để tiện theo dõi, mời bạn click chọn nội dung mình quan tâm theo Phụ lục ngay dưới đây:

Phụ lục:

Mục 1 - Tư tưởng kiến trúc Nhật Bản

Mục 2 - Kiến trúc đơn giản

Mục 3 - Kết cấu chính xác, siêu bền

Vật liệu

Móng

Khung nhà

Tường nhà

Cột nhà

Mục 4 - Mái ngói, mái hiên rộng và dốc

Mục 5 - Tiền sảnh và hành lang rộng

Mục 6 - Sàn nhà cao

Mục 7 - Nội thất tối giản

Phòng khách

Phòng ngủ

Nhà tắm

Nhà bếp

Cửa nhà

Góc học tập, làm việc

Mục 8 - Vườn

Mục 9 – Liên hệ tư vấn xây nhà kiểu Nhật

Ở khu vực châu Á, Nhật Bản được đánh giá là nước duy nhất có kiến trúc đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam... Phong cách kiến trúc Nhật Bản là sự kết tinh của "kỹ Tây" "hồn Nhật". Nó đơn giản nhưng tự nhiên và ẩn chứa triết lý sâu sắc đậm chất Á Đông.

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và xây nhà theo phong cách Kiến trúc Nhật Bản

Con người Nhật Bản luôn ý thức được rằng, họ không được thiên nhiên ưu đãi như nhiều quốc gia khác. Họ phải tự thân nỗ lực để bù đắp cho những thiệt thòi đó. Mọi thứ họ làm ra đều có tính ứng dụng cao, không cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế. Và thiết kế nhà ở là một trong số đó.

1 - Tư tưởng xuyên suốt trong thiết kế kiến trúc Nhật Bản

Theo kiến trúc sư Tsuchiya Shinsuke - trưởng văn phòng đại diện Tập đoàn So Kikaku Sekkei - Nhật Bản tại Hà Nội, người Nhật luôn có ý thức gìn giữ và phát triển tư tưởng kiến trúc của ông cha để lại, họ hướng tới phong cách kiến trúc bền vững và thân thiện với môi trường.

Ông cho biết: "Tư tưởng văn hóa và đời sống của người Nhật luôn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Thiền tông. “Thiền” là việc bản thân con người tự tìm cách cứu rỗi linh hồn mình, dần làm tan biến những lo toan vướng bận để trong lòng đạt được chữ "Không" tĩnh tại, giữ cho bản thân nghĩ về những việc dung dị chứ không phức tạp hóa suy nghĩ" (Dẫn theo vneconomy.vn).

Họ luôn biết ơn thiên nhiên với ánh sáng mặt trời, gió, mưa, nước, cây cối và đất đá xung quanh mình và cần sự hòa hợp, tôn trọng tự nhiên, đồng hành với thiên nhiên trong hành trình sống của đời người. Xuất phát từ tư tưởng ấy, kiến trúc Nhật Bản là sự giao hòa với môi trường tự nhiên và nhà ở của người Nhật truyền thống thường ẩn mình giữa cây cối um tùm.

@pixabay

2 - Kiến trúc đơn giản

Không phải nước nào khác, chính Nhật Bản khẳng định cho cả thế giới biết rằng, kiến trúc đẳng cấp không nhất thiết phải đến từ sự rườm rà. Với họ, tính thực tế và công năng sử dụng được đặt lên hàng đầu. Mọi thứ đều vô cùng đơn giản, tiết kiệm, bền vững nhưng phải thật kỹ nghệ. Nhìn những ngôi nhà của họ toát lên sự kiên cố, không có màu sắc lòe lẹt hay những chi tiết thừa thãi nhưng vẫn vô cùng đẹp mắt và sang trọng. Đó là lí do vì sao nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam luôn cần học hỏi cách làm của họ.

@pixabay

@pixabay

3 - Kết cấu chính xác, siêu bền

Vật liệu:

Người Nhật chuộng các loại vật liệu tự nhiên, mang tính địa phương, truyền thống, đặc biệt là tre nứa, gỗ, giấy, sỏi đá…

@pixabay

Móng:

Để chống lại thiên tai, các kiến trúc sư Nhật Bản thường thiết kế những ngôi nhà có móng sâu trên nền phẳng làm từ đất đá. Ngày nay, họ sử dụng kỹ thuật hiện đại để làm móng kết cấu bê tông, cốt thép chứ không dùng gỗ như trước đây.

@pixabay

Khung nhà:

Khung nhà Nhật Bản truyền thống thường làm bằng gỗ với mục đích hỗ trợ các mái nhà lớn và mái hiên sâu. Ban đầu, nó được thiết kế với dầm ngang và cột dọc nhưng hiện tại, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người Nhật sử dụng thêm cả nẹp chéo.

@pixabay

Tường nhà:

Trước đây, tường nhà Nhật Bản được làm bằng tre đan, trát đất 2 bên. Ngày nay, chúng chủ yếu được làm từ gỗ dán.

Cột nhà:

Người Nhật xưa để cột nhà ở ngoài tường. Từ thời Meiji (1868-1912), họ bắt đầu chuyển sang thiết kế cột nhà âm tường để phòng tránh hỏa hoạn.

4 - Mái ngói, mái hiên rộng và dốc

Nhà kiểu Nhật thường có phần mái nhà và mái hiên (Hisashi) nghiêng dốc và xà thấp xuống để thoát nước, ngăn ánh nắng oi bức của mùa hè và đón nắng ấm vào mùa đông. Kích thước của mái hiên được nghiên cứu, tính toán dựa trên góc chiếu, quỹ đạo của mặt trời vào từng mùa, tại mỗi địa phương cụ thể. Ngày xưa, họ thường lợp mái nhà bằng rơm, rạ; ngày nay họ thay thế bằng gạch, ngói hoặc đá lát (Kawara) để phòng chống cháy nổ và tăng độ bền.

@pixabay

5 - Tiền sảnh và hành lang rộng

Nhà kiểu Nhật thường có tiền sảnh và hành lang rộng. Nó vừa tăng sự bề thế, vừa là ranh giới ngăn cách giữa không gian bên ngoài và bên trong giúp ngôi nhà luôn sạch sẽ. Kiểu thiết kế này xuất phát từ thói quen ngồi bệt của người Nhật. Họ không bao giờ đi giầy, dép vào trong nhà. Đây là lí do vì sao khi ghé thăm các gia đình Nhật Bản, bạn luôn phải nhớ tháo giầy, dép và xếp thật ngay ngắn trước khi bước vào nhà.

@pixabay

6 - Sàn nhà cao

Xuất phát từ khí hậu 4 mùa rõ rệt, người Nhật luôn làm sàn nhà cao hơn nền vài chục centimet để tránh hơi ẩm đọng lại trên mặt đất, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nó nằm bắt ngang từ bên này qua bên kia của cây xà gỗ. Khu vực tiền sảnh và gian bếp thường lót sàn gỗ, nơi ngồi uống trà trong phòng khách được trải thảm tatami (một loại thảm làm từ những sợi cói mà Việt Nam gọi là chiếu cói). Với chất liệu êm ái này, người Nhật có thể ngồi bệt thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

@pixabay

7 - Nội thất tối giản

Kiến trúc nhà kiểu Nhật Bản kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố nội - ngoại thất, truyền thốnghiện đại nhưng thân thiện với thiên nhiên và thế giới.

Người Nhật chú trọng tới sự thanh lịch, trang nhã nên họ kết những gam màu trung tính, tự nhiên như: xám, trắng, kem, nâu nhạt làm nổi bật các chi tiết kiến trúc và đồ trang trí.

Đồ đạc được thiết kế tối giản theo tiêu chí “càng ít càng tốt” với không gian trống và rất ít đồ đạc, màu sắc và đường nét hài hòa với kiểu dáng đơn giản, trau chuốt nhưng rất mực tinh tế. Để làm được điều này, người Nhật thường sử dụng những đồ vật thấp, chẳng hạn chiếc bàn uống trà giúp người sử dụng dễ dàng ngồi xuống sàn trải tatami.

Hộc trang trí (Tokonoma) được người Nhật tận dụng để tạo điểm nhấn trong thiết kế nội thất. Trong đó, đồ đạc được sắp xếp logic và theo chủ đề nhất định. Tokonoma có thể thay đổi theo mùa hoặc những dịp lễ tết.

@pixabay

Sau đây, mời bạn cùng kientrucvietas.com ngắm 1 số không gian nội thất kiểu Nhật nhé.

Phòng khách:

Phòng khách thường được bố trí ở phía Bắc, hướng có ánh sáng chiếu mạnh, đồ đạc có kiểu dáng thông thường nhưng tiện dụng, bố trí hợp lý, gọn gàng.

@pixabay

Phòng ngủ:

Thường không có nhiều đồ, nhất là đồ điện tử, chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cơ bản, tôn trọng tối đa không gian riêng tư, yên tĩnh và có sự kết nối với thiên nhiên.

Người Nhật truyền thống có thể ngủ ngay trên sàn nhà với thảm tatami cùng với 1 chiếc đệm trải bên dưới. Người Nhật hiện đại có thể ngủ trên giường nhưng nội thất cũng không chút cầu kỳ.

Tủ quần áo của họ thường chỉ có những bộ đồ hay sử dụng, không có quần áo thừa thãi.

Phòng ngủ truyền thống Nhật Bản (Ảnh: Internet)

Nhà tắm:

Nhà tắm thường nhỏ, hiện đại, thoải mái, tiện ích và ngăn nắp. Chẳng hạn, chỉ một chiếc gương thôi nhưng có thể vừa để soi, vừa là tủ đựng dầu gọi đầu và đồ mỹ phẩm ở phía sau.

Nhà bếp:

Người Nhật thường bố trí hướng bếp ở phía Tây - nơi ánh sáng chứa nhiều tia cực tím vào buổi chiều. Phòng ăn được bố trí ở phía Bắc - hướng có ánh sáng chiếu mạnh.

Không gian nhà bếp của người Nhật chỉ bày trí 1 lượng ít ỏi đồ đạc nhưng đủ phục vụ cho tất cả nhu cầu cần thiết.

@pixabay


Cửa nhà:

Nhà truyền thống Nhật Bản thường sử dụng cửa trượt hoặc vách ngăn nhẹ (làm bằng gỗ và giấy) chỉ mang tính phân chia không gian ước lệ - không có chức năng bảo vệ, có tính linh hoạt và cơ động cao để có thể tháo dỡ bất cứ lúc nào khi cần nhiều không gian hơn (còn gọi là Shoji).

Nhằm tạo sự thông gió tự nhiên cho ngôi nhà, cửa kiểu Nhật thường đặt ở phía Nam và thiết kế theo kiểu đối lưu để tạo bầu không khí thoáng đãng, dễ chịu, trong lành. Nếu muốn tận dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng tự nhiên này, họ dụng cửa trượt xuyên sáng nhằm tiết kiệm không gian, đồng thời tạo tính thẩm mỹ và sự liên kết với thế giới tự nhiên bên ngoài.

@pixabay

Góc học tập, làm việc:

Góc học tập, làm việc thường được người Nhật bố trí ở phía Bắc, nơi có ánh sáng ban ngày ổn định. Nó có thể rộng hoặc hẹp nhưng nhất định phải thoáng đãng, tiện ích và thật sự ngăn nắp.

Phòng đọc sách và trưng bày chan hòa với thiên nhiên (Ảnh: Internet)

8 - Vườn

Vườn là yếu tố không thể thiếu trong các ngôi nhà Nhật Bản bởi nó mang tính liên tục với 2 không gian nội thất ngoại thất. Do đó, họ có thể trồng cây ở bất cứ đâu trong ngôi nhà của mình nhằm mang sinh khí, sự mới mẻ và sức khỏe tới cho gia sự.

@pixabay

Với tư tưởng thiết kế như đã nêu ở trên, rõ ràng cách làm nhà của người Nhật vô cùng khoa học, đơn giản nhưng mang tính nhân văn sâu sắc. Họ tính toán tận dụng triệt để diện tích bên trong nhà sao cho cơ động nhất, thoáng nhất và có ích nhất. Mọi không gian từ ngoài vào trong đều thân thiện với môi trường, lấy tinh thần và sức khỏe đặt lên hàng đầu. Họ không cầu kỳ trong việc bày biện đồ đạc, càng không quan tâm nhiều đến tuổi tách hay vận mệnh con người. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy, tư tưởng thiết kế của người Nhật vô cùng văn minh, hiện đại.

Cùng là người Á Đông và ảnh hưởng của đạo Phật, điều kiện tự nhiên; thời tiết của Nhật Bản cũng có 1 số điểm tương đồng với Việt Nam - 1 năm có 4 mùa rõ rệt thay đổi từ Bắc vào Nam. Do đó, phong cách kiến trúc và trang trí nội thất Nhật Bản ngày càng được các chủ đầu tư Việt ưa thích và ứng dụng. Đặc biệt, khi việc đô thị hóa ngày càng mạnh và lan rộng, không gian ăn, ở, sinh hoạt, làm việc ngày càng chật chội, môi trường ô nhiễm; việc áp dụng cách thiết kế nhà kiểu Nhật và xây nhà kiểu Nhật lại càng trở lên hữu ích hơn bao giờ hết.

-Tổng hợp-

-----------------

TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY NHÀ KIỂU NHẬT BẢN:

Kiến trúc sư: Hồ Hữu Trinh

Công ty: Kiến trúc và Nội thất VietAS

Hotline: 0983 832 646

Email: tuvan.vietas@gmail.com

-----------------

Có thể bạn quan tâm:

-----------------

ĐỌC THÊM: Đôi nét về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hay Nihon), còn được gọi với cái tên "Đất nước  mặt trời mọc", là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á, nơi phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới. Đất nước này nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, điểm nối của 3 vùng kiến tạo địa chất nên thường xuyên bị hoành hành bởi các cơn dư chấn của động đất, núi lửa và sóng thần.

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên, các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc, dầu mỏ, than đá...đều phải nhập khẩu. Địa hình Nhật Bản có nhiều núi hiểm trở khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cũng như canh tác nông nghiệp.

Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt nhưng biến đổi dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam: mùa xuân hoa anh đào nở thắm trời, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong nhuộm đỏ thắm, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. 

Dù phải hứng chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện tự nhiên nhưng Nhật Bản vươn lên đứng thứ 3 thế giới về kinh tế và nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới - đại diện châu Á duy nhất nằm trong top 10 đất nước tuyệt vời nhất thế giới (năm 2010). -Theo Wikipedia-

 



Các bài viết khác

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ qua bài viết này

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

A-Z nội dung giúp chủ đầu tư hiểu đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội như lòng bàn tay - bí kíp chọn mặt gửi vàng để xây nhà hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.
Top 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại đơn giản màu trung tính trang nhã 2023

Top 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại đơn giản màu...

Tham khảo miễn phí 10 mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại, màu trung tính đơn giản nhưng cực kỳ tinh tế, trang nhã để tìm ý tưởng xây ngôi nhà mới hoàn hảo.
Khám phá chi tiết mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp nhất thế giới ở Quatar

Khám phá chi tiết mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp nhất thế giới ở...

Mẫu khách sạn 6 sao đẳng cấp Quatar có kiến trúc độc nhất vô nhị hình trăng lưỡi liềm chọc trời, soi bóng xuống Vịnh Ba Tư lấy ý tưởng từ mỹ thuật và biển cả.
10 lí do tại sao người Mỹ thích xây nhà bằng gỗ nhất trên thế giới

10 lí do tại sao người Mỹ thích xây nhà bằng gỗ nhất trên thế...

Xây nhà bằng gỗ là nét văn hóa đặc trưng nổi tiếng thế giới của người Mỹ. Cùng khám phám phá 10 bí thiết kế nhà đẹp như người Mỹ từ chất liệu gỗ.
10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp - Phần 1

10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp -...

10 bước tự thiết kế nhà chuyên nghiệp như một Kiến trúc sư đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 chiếc bút, 1 máy tính và 1 tinh thần thật yêu đời.
Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Muốn tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội hiệu quả; đừng sa vào các tiểu tiết. Làm đúng quy trình này bạn sẽ tránh được rắc rối, rủi ro và thiệt hại không cần thiết.