Phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam qua các triều đại

Tháng một 25,2017 08:15 Sáng

Mặc dù kiến trúc gốc Việt ra đời từ thời các vua Hùng, với gỗ mộc là vật liệu xây dựng chính. Nhưng, phải đến những triều đại phong kiến về sau, kiến trúc mới có bước phát triển nổi bật và đạt được nhiều thành tựu hơn. Cùng Kientrucvietas.com tìm hiểu về phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam qua 4 triều đại Nguyễn, Lý, Lê, Trần để thấy rõ được điều đó!

Nhà Nguyễn

Đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn dời đô về Huế. Sau khi định đô ở Phú Xuân, vua Gia Long đã cho xây đắp kinh thành sao cho xứng với tầm vóc của một đất nước thống nhất, lãnh thổ rộng lớn. Trên tinh thần đó, kiến trúc truyền thống Việt Nam thời kỳ này được biểu hiện rõ nét trong các thành quách, cung điện, lăng mô, hoàng thất,…, toát lên sự uy nghi, quyền quý nhưng cũng không kém phần tinh tế, trang trọng. Kinh thành Huế, nay gọi là cố đô Huế được trải rộng trên diện tích khoảng 520ha với 10 cửa ra vào, 24 pháo đài và một tường thành cao 6.6m.

Cố đô Huế dưới triều Nguyễn (Ảnh: ST)

Kiến trúc lăng tẩm nổi bật phải kể đến lăng Gia Long với chu vi hơn 1.000m, hay lăng Minh Mạng với chiều rộng 26ha, không chỉ gồm gồm lăng chính mà còn có 40 công trình nhỏ.

Lăng Gia Long (Ảnh: ST)

Lăng Minh Mạng (Ảnh: ST)

Nhà Lý

Nhà Lý đã bắt đầu công cuộc đổi mới kiến trúc với sự định hình phong cách chính thống, mang tính chuẩn mực cho 5 loại hình, bao gồm thành quách, cung điện, lâu đài, chùa chiền và nhà ở. Kinh đô Thăng Long thời nhà Lý được xây dựng từ mùa thu năm 1010, chia làm 3 khu riêng biệt: Hoàng thành (nơi vua quan bàn chuyện triều chính), Kinh thành (nơi quân đội và nhân dân sinh sống), giữa Hoàng thành và Kinh thành là Cấm thành (nơi ở của hoàng thất).

Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: ST)

Về tôn giáo, trong thời nhà Lý, Phật giáo gần như chiếm giữ vị trí độc tôn, vì vậy mà kiến trúc chùa chiền rất được coi trọng và phát triển. Nhiều chùa tháp đã được xây dựng thời kỳ này, có thể kể đến như chùa Một cột, chùa Báo thiên, chùa Thắng nghiêm,…

Chùa Một cột (Ảnh: ST)

Chùa Báo thiên (Ảnh: ST)

Nhà Lê

Kiến trúc cung đình thời nhà Lê tập trung ở Đông Kinh (tên gọi của Thăng Long thời kỳ này). Thành Đông Kinh được giữ nguyên kết cấu cũ, một số cung điện được xây mới nhưng chủ yếu là tu bổ, sửa chữa trên cơ sở đã có, từ đó hình thành các điện như điện Kính Thiên, điện Cần Chánh hay điện Vạn Thọ. Hầu hết kiến trúc cung đình thời kỳ này đều toát lên vẻ tôn nghiêm, thiết kế không nhiều đổi mới mà chú trọng tính khuôn mẫu, đúng theo các chuẩn mực có sẵn từ triều đại trước.

Điện Kính Thiên (Ảnh: ST)

Điện Vạn Thọ ngày nay (Ảnh: ST)

Nhà Trần

Các mô hình kiến trúc nổi bật và phổ biến nhất thời nhà Trần là cung điện, đền thờ, chùa chiền và nhà ở. Trong đó, chùa Phổ Minh được coi là minh chứng tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam thời kỳ này, với một cấu trúc khá phức tạp gồm các chính sảnh, hành lang và điện thánh,…Ngoài ra, tháp Bình Sơn cũng là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời nhà Trần, với hình khối thanh thoát vươn cao, điêu khắc và trang trí rất phong phú, ấn tượng.

Chùa Phổ Minh (Ảnh: ST)

Như vậy, phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam qua 4 triều đại nói trên tuy không có nhiều thay đổi mang tính đột phá, nhưng ở mỗi thời kỳ nó vẫn có những nét đẹp đặc trưng riêng, biểu trưng cho xu hướng thẩm mỹ, tín ngưỡng tôn giáo cũng như điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Trải qua bao tháng năm, phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam ấy vẫn là một tiền đề quan trọng để phát triển hơn nữa kiến trúc hiện đại mới.

Theo vietnam-country.com



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.