Nhà cổ truyền thống của người Chăm

Tháng một 24,2017 08:03 Sáng

Về thăm các làng Chăm ở Châu Giang, Khánh Hòa không khó để các bạn tìm ra các ngôi nhà cổ của người Chăm được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với niên đại hơn trăm năm. Hôm nay, kientrucvietas.com sẽ giới thiệu tới các bạn đọc về kiến trúc độc đáo cổ xưa này.

Nhà cổ truyền thống của người Chăm (Ảnh 1)

Tuy nhiên, do đời sống và nhận thức thay đổi, người Chăm ngày nay không còn xây dựng nhà theo kiểu kiến trúc truyền thống này nữa, mà chủ yếu là nhà tường hoặc nhà sàn mái tôn như người Kinh. Người Chăm địa phương cho biết, so về vật giá, muốn xây dựng một căn nhà theo kiểu mẫu nhà cổ truyền thống người Chăm phải tốn kém chi phí gấp bốn, năm lần những kiểu nhà đơn giản như xây gạch hoặc sàn thông thường hiện nay. Bởi lẽ để xây dựng được chúng, gia chủ đã phải chuẩn bị từ trước đó cả chục năm trời để sưu tầm những loại gỗ tốt như sao, thao lao, cà chất, gõ... Một ngôi nhà có giá trị không chỉ bởi được cất từ các loại gỗ quý mà còn có màu sắc tự nhiên bền bỉ với thời gian, độ bóng ánh lên nét sang trọng và tạo thêm vị thế cho gia chủ.

Nhà của người Chăm có hai kiểu cất chính: sang top và sang hap, khác biệt chủ yếu của hai kiểu nhà này là ở mái nhà. Nhà nào cũng đều gồm 4 mái chập lại nhưng nhìn từ phía trước, nhà sang hap có mái hiên tách biệt, còn nhà sang top thì suôn xuống hoàn toàn. Ngoài ra, nhà bếp cũng được cất theo 2 kiểu khác nhau, một là nối liền với nhà chính thành thể thống nhất, hai là cất riêng nằm ngang bên hông. Kiến trúc nhà cổ truyền thống người Chăm thường có sàn rất cao để tránh bị ngập nước vào mùa lũ. Tất cả cửa chính được làm theo mẫu hình vòm nhằm đón nhiều ánh sáng vào bên trong. Đặc biệt là vách nhà làm bằng gỗ được ghép với nhau bằng mộng cây theo lối âm dương, không dùng đinh.

Nhà ở người truyền thống của người Chăm với nhiều gian (Ảnh 2)

Người Chăm không thờ cúng ở nhà, nên không gian trong nhà bày trí khá đơn giản, chỉ treo 2 tấm vải hình chữ nhật đặt trong khung kính trang trọng, một bên thêu chữ Thượng đế và một bên là Thiên sứ Mohamet để có hồng phúc trong gia đình. Trừ lúc đến thánh đường, ở nhà họ chỉ cầu nguyện bằng trái tim, bằng tinh thần. Cũng chính từ lối tư duy này nên kiểu trang trí nhà của người Chăm cũng đơn giản theo.

Các biểu tượng hoa văn được chạm khắc trước hiên nhà, trên mái hay trên cánh cửa, trần nhà, tủ, gường,… đều không tuân theo một khuôn mẫu và ý nghĩa nào nhất định. Bởi lẽ biểu tượng có ý nghĩa thường lại đi kèm với tâm linh, mà người Chăm thì không mê tín. Nhà thì làm theo khuôn mẫu truyền thống nhưng nội thất trang trí, điêu khắc như thế nào là tùy mỗi người, miễn cảm thấy đẹp là được. Có lẽ nhờ vậy mà khi bước vào mỗi căn nhà cổ truyền thống người Chăm, người ta lại được ngắm những kiểu chạm khắc riêng biệt trên các bộ phận của ngôi nhà, tạo nên sự phong phú đặc biệt.

Ngôi nhà truyền thống của người Chăm được xây dựng từ nhiều loại gỗ quý (Ảnh 3)

Tùy theo điều kiện kinh tế, người Chăm cất nhà theo chiều dài và độ rộng khác nhau. Nhà càng khá giả và đông con thì ngôi nhà càng được chia thành nhiều gian để tiện sinh hoạt. Mỗi gian gần như một ngôi nhà hoàn chỉnh, có một cột lớn ở chính giữa gọi là cột bà, gian nào cũng có cửa sổ để đón ánh sáng. Giữa gian nhà có một bậc gỗ khá cao để phân biệt rõ vị trí ngồi và chỗ ở của từng thành viên trong gia đình. Các gian nhà đều được sắp xếp theo thứ tự, gian đầu tiên là nơi tiếp khách và chỉ dành cho đàn ông ngồi, gian thứ hai là chỗ nghỉ của cha mẹ, gian thứ ba là của con gái đầu… đến gian cuối cùng là nhà bếp. Một số nhà có điều kiện khá hơn, họ còn đóng kín trần nhà bằng nhiều lớp gỗ nhỏ, điêu khắc hoa văn bên trên, vừa tạo vẻ đẹp trong phòng khách, vừa tránh nóng hiệu quả.

Theo Vnexpress



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.