Một thoáng hoài niệm với những ngôi nhà cổ ở Việt Nam

Tháng hai 10,2017 02:01 Chiều

Dù được xây dựng dưới nhiều thời đại lịch sử, theo nhiều kiểu cách khác nhau nhưng những ngôi nhà cổ đều có một đặc điểm chung là thể hiện được tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ Việt Nam. Đó là những nét đặc sắc trong kiến trúc cung đình giao hòa với kiến trúc dân gian truyền thống mang đậm bản chất dân tộc. Trong bài viết sau đây, kientrucvietas.com sẽ giới thiệu đến bạn những ngôi nhà cổ ở Việt Nam đẹp nhất để bạn tham quan nếu có dịp du lịch đến những vùng đấy này.

Ngôi nhà cổ 300 tuổi, Hà Nội

Nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, sâu bên trong một con ngõ nhỏ ở xã Đông Ngạc, nhà thờ dòng họ Đỗ là một nhà thờ họ hiếm hoi được xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Giá trị của ngôi nhà dễ nhận thấy nhất qua đôi hạc đứng trên mình hai con rùa và hai tấm bia ở gian dĩ tòa nhà tiền tế.

Trong gần 100 ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, nhà thờ dòng họ Đỗ được đánh giá là cổ nhất và có giá trị nhất. Ngôi nhà vẫn còn giữ được nguyên kiến trúc cách đây 3 thế kỷ và lưu giữ được rất nhiều hoành phi, câu đối, hương án, bộ kiệu, giường thờ, vật dụng tế lễ ngày xưa,…

Nhà cổ Tấn Ký, Hội An

Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, Minh An, Hội An, Quảng Nam. Vốn là nơi gia đình họ Lê sinh sống 7 đời, chủ hiệu buôn Tấn Ký xây dựng ngôi nhà từ giữa thế kỷ 18. Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kết cấu và kiến trúc như ngày đầu mới xây dựng.

Nhà cổ Tấn Ký (Ảnh 2)

Gỗ là nguyên liệu chính để xây nhà. Bên cạnh đó còn có các loại đá đem về từ Thanh Hóa giữ cho những cột gỗ không bị mục và gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát, mùa đông ấm vô cùng độc đáo. Đây là ngôi nhà cổ Việt Nam đầu tiên vinh dự trở thành Di sản quốc gia và là điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá nét cổ kính của phố cổ Hội An.

Nhà cổ Phùng Hưng, Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, nằm ở địa chỉ số 04 Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Nhà cổ này từng là tiệm buôn bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối… Được xây dựng vào năm 1985, là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ gia đình Phùng Hưng.

Nhà cổ Phùng Hưng (Ảnh 3)

Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trức tổng hợp của 3 trường phái: Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách Á Đông. Nhà hình ống, mặt tiền rộng, vật liệu chủ yếu là gỗ. Hệ  thống ban công là của Trung Quốc, mái “tứ hải” theo kiến trúc Nhật, còn lại hệ thống sườn gỗ, xà dọc, xà ngang, mái truyền thống, hai gian trước và gian sau là của Việt Nam.

Nhà của công tử Trần Trinh Huy, Bạc Liêu

Tọa lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu được xây dựng năm 1919. Biệt thự của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy được coi là một trong những mẫu nhà cổ độc đáo nhất Việt Nam, hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quý phái, thanh cao.

Biệt thự công tử Bạc Liêu (Ảnh 4)

Được xây dựng từ năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng. Toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, đá cẩm thạch, gạch, khung sắt trang trí đều được đưa từ Pháp qua. Ngôi nhà nổi bật bởi những đường nét thiết kế hài hòa, tỉ mỉ và khoáng đạt. Đây còn là ngôi nhà chứa vô số đồ gỗ, sứ, đồng quý giá.

Nhà cổ Bình Thủy, Cần Thơ

Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nhà cổ Bình Thủy là nhà của gia đình họ Dương, được xây dựng năm 1870 có sự kết hợp giao lưu văn hóa của kiến trúc phương Tây và Á Đông. Ngôi nhà cổ Việt Nam độc đáo này rộng năm gian hai chái. Sân nhà lót gạch tàu, lối vào xây bốn cầu thang hình cánh cung tao nhã.

Nhà cổ Bình Thủy (Ảnh 5)

Ngôi nhà rộng năm gian hai chái với kiến trúc sáu hàng cột gỗ lim đen bóng, kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi. Sân trước lót gạch tàu, lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung tao nhã. Nhà cổ Bình Thủy còn có rất nhiều đồ nội thất quý giá như một bàn với mặt bàn làm từ đá cẩm thạch Trung Quốc, một ghế sofa kiểu Pháp từ thời vua Louis XV và bộ ấm trà 500 năm tuổi.

Theo Eva



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.