Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ- nét đẹp tâm linh huyền bí đến khó cưỡng
Trong phạm vi các quốc gia phương Động hay thu hẹp hơn là trong khu vực các nước Châu Á, Ấn Độ là vùng đất nổi danh sở hữu nền kiến trúc Phật giáo đa dạng và huyền bí. Nền văn hóa Ấn Độ được xem là nơi khởi xướng cho việc xây dựng chùa tháp tôn thờ Phật. Khá nhiều đền đài, chùa chiền Phật giáo xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ. Trong bài viết sau kientrucvietas.com rất hân hạnh giới thiệu đến quý vị lối kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ mang nét đẹp tâm linh cực đẹp của vùng Nam Á, tập trung vào các công trình sau đây.
Tổng quan
Nguồn gốc kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ đã ăn sâu vào vùng đất Ấn Độ- nơi dạy người ta những bài học đạo lý nhà Phật. Nền kiến trúc phát triển trong giai đoạn 563-483 trước Công nguyên, từ các biểu tượng phản ánh lên nhiều khía cạnh đời sống thờ Phật. Hoàng đế Ashoka trong lịch sử Ấn Độ là vị vua đã không những phát triển đạo Phật thành tôn giáo chính thống cho vương quốc Magadha của ngài mà còn truyền bá kiến trúc xây dựng Phật giáo đến với những vùng khác. Công trình xây dựng và công trình điêu khắc Phật giáo như tòa tháp Stupa (nơi chứa hài cốt sư thầy), chùa chiền, tu viện và hang động là minh chứng các kỷ nguyên khác nhau về thời kì phát triển của đạo Phật.
Hình ảnh tại chùa Hang Ajanta (Ảnh: Nguyen Hai. Nguồn: spunnowordpress)
Hang động
Hang động là hình thức kiến trúc Phật giáo lâu đời nhất và nổi tiếng là các tu viện đá cắt được được đẽo từ vách đá và tường đá của khe mái. Những hang động này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 100 trước Công nguyên, có thể kể đến hang động Ajanta- một địa danh ý nghĩa nằm gần thành phố Aurangabad, Maharashtra. Những sư thầy nhà Phật mang luồng gió mới nghệ thuật kiến trúc hang động sang đất nước Trung Hoa- nơi khởi nguồn cho các đền miếu có lịch sử lâu đời nhất được xây dựng vào thế kỉ thứ IV tại Dunhuang hoặc Tun-Huang. Các đền miếu này được trang trí bằng những nét chạm khắc tinh xảo, tranh ảnh và hình ảnh làm từ đá của Đức phật hoặc Bồ Tát.
Chùa hang Ajanta nổi tiếng bởi kiến trúc đặc sắc hiếm có (Ảnh: P.A.B)
Tòa tháp Stupa
Tòa tháp Stupa là một trong các công trình điêu khắc quan trọng mang tư tưởng Phật giáo. Tòa tháp được thiết kế với hình dáng mái vòm và được trưng dụng là nơi lưu trữ những di vật nhằm tưởng niệm nền giáo Phật đã qua. Cho dù tòa tháp Stupa ở Ấn Độ là công trình điêu khắc nổi bật trên thế giới nhưng trên giấy tờ ghi lại thì các công trình tháp loại này xuất hiện ở Myanmar hoặc Burma với số lượng nhiều hơn. Và ở Ấn Độ, Sanchi được biết đến là nơi có các công trình kiến trúc tòa tháp được gìn giữ tốt mà ta có thể tìm về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ XII trước Công nguyên.
Chùa chiền
Chùa chiền là khối kiến trúc cơ bản có chức năng sử dụng như đài tưởng niệm hoặc điện thờ , nó giống với các tòa tháp Phật giáo ẩn chứa nhiều câu chuyện tôn giáo bí ẩn. Chùa chiền mang biểu tượng của 5 yếu tố tạo nên vũ trụ- Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và cùng với nhân tố quan trọng nhất mang tên Ý thức.
Những tín đồ đạo Phật đầu tiên bắt đầu sử dụng biểu tượng hoàng gia theo kiểu “chùa chiền” thông qua việc áp dụng kiến trúc ô dù để tượng trưng cho đạo Phật và các biểu tượng này dần có chức năng thay các tòa tháp Stupa. Vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, đứa vua Ấn Độ Ashoka- người chuyển sang đạo Phật đã quyết định đẩy mạnh danh tiếng của chùa chiền bằng cách cho xây 84000 công trình trên khắp đất nước Ấn Độ và cũng kể từ thời điểm đó chùa đã trở thành một phần không thể thiếu của các quốc gia theo đạo Phật như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Chùa Mahamuni ở Myanmar là một trong những công trình quan trọng nhất ở thành phố Mandalay, nơi có tượng cổ Đức phật được đức vua Bodawpaya truyền sang vào năm 1784 Công nguyên.
Những ngôi chùa Ấn Độ là các công trình kiến trúc điêu khắc, hang động chủ yếu có hình chóp và phần ngọn thì thon nhọn trong khi công trình tương tự tại Trung Quốc và các quốc gia khác thuộc vùng Đông Nam Á thì mang khuôn khổ với phần cong lên và được lợp ngói.
Ranakpur (Ảnh: P.A.B)
Đền miến và tu viện
Đền miến và tu viện Phật giáo được tìm thấy tại mọi quốc gia theo đạo Phật là một ví dụ khác để nói về lối kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ. Các đền miếu tại đây là minh chứng tuyệt vời, trong đó nổi lên với ngôi đền Mahabodhi tại Bodh Gaya- cũng là nơi khai sáng của Đức phật. Bên cạnh, San chi (được xây dựng vào năm 450 Công nguyên) , Taxila và Sarnath là các công trình kiến trúc bằng vàng ở Ấn Độ theo tư tưởng Phật giáo. Tương tự, các ngôi đền khác ở Campuchia (điển hình là đền Angkor Wat nổi tiếng), Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ là bằng chứng hùng hồn khi nói đến kiến trúc Phật giáo. Đất nước Nhật Bản tự hào lên tiếng khi là quốc gia chắt lọc những nét nghệ thuật tinh túy tuyệt đỉnh nhất của Phật giáo còn sót lại ở 80 000 ngôi đền. Những ngôi đền này giữ lại những nét đặc trưng độc đáo từ các năm đầu của thời kì Nara (từ năm 710 đến năm 794 Công nguyên)
Bên cạnh, các tu viện- nơi ở của các thầy tu cũng là công trình kiến trúc Phật giáo mang tính tâm linh đẹp xuất sắc. Trường Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ và các tu viện ở Sarnath tuy sụp đổ nhưng đã khắc họa được quá khứ vàng son của đạo Phật và kiểu cách kiến trúc Ấn Độ phát triển huy hoàng. Các tu viện Tây Tạng, Nhật Bản và Trung Quốc cũng với các tu viện khác đều sử dụng màu sắc và lối trang trí nhiều màu sắc. Việc sử dụng hình ảnh, tranh vẽ, hình tròn tượng trưng cho vũ trụ đã tạo ra sự mô tả tráng lệ không chỉ ở góc độ kiến trúc mà còn ở góc nhìn nghệ thuật.
Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ hiện đang là đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả và kientrucvietas.com hy vọng với bài viết trên, quý vị có thêm nguồn thông tin kiến thức bổ ích về lĩnh vực kiến trúc trên thế giới!
Theo Buddhist-tourism