Công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ
Kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ khởi đầu từ thời vua A Dục (Ashka) khoảng năm 272 - 231 trước CN. Nghệ thuật của các công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ rõ nét trong việc kiến tạo các Tịnh xá (Vihara), Chánh điện (Chaiya). Cùng kientrucvietas.com tìm hiểu.
Chùa tại Ấn thường thờ đức Thế Tôn (Ananda), Ma Ha Ca Diếp(Mahakacyapa); Di Lặc Tam Tôn, đức Pháp Hoa Lâm, Đại Diện Tướng, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Tứ Bồ Tát, Địa Tạng Vương và Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi Phật Giáo Ấn lùi về nông thôn thì các kiến trúc "hang động" phát triển. Các kiến trúc này biểu hiện tính đa thần, theo phong cách "tiền Phật, hậu Thần" của người Ấn Độ.
Tìm hiểu về các công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Các thánh địa nổi tiếng
Trong thời kỳ chánh pháp hưng thịnh, có bốn thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo của Ấn Độ nổi tiếng gồm:
- Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi Đức Phật giáng sanh.
- Câu Thi Na (Kusinagara) nơi Đức Phật nhập diệt.
- Lộc Uyển (Sarnath) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên.
- Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya) nơi Đức Phật thành đạo.
Tượng Phật vàng ở hang Buta (Ảnh: P.A.B)
Các thánh địa khác cũng nổi tiếng không kém và là nơi Đức Phật đã thi triển thần thông để giáo hoá điều phục chúng sanh gồm có:
- Sravasti (thủ phủ của Kosala) nơi thu phục Ca Diếp (Puruna Kasyapa)
- Sankasya-nơi Đức Phật đã lên tầng trời thứ 33 để giáo hoá cho hoàng hậu Ma Gia.
- Rajagriha,tại nơi này Người đã điều phục con voi say do Đề Bà Đạt Đa sai khiến ra giết Đức Phật.
- Vệ Sá Ly (Vaisali), nơi đây Đức Phật thọ dụng bát mật ong do đàn khỉ dâng cúng.
Ảnh: P.A.B
Công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ nổi bật
Stupa Sanchi
Asoka là nhà vua cuối cùng thuộc vương triều Morya được mệnh danh là thời hoàng kim. Vua Asoka đã xây dựng tới 84.000 tháp Phật và bảo tháp stupa Sanchi là một trong số đó. Mới đầu, tháp được xây bằng gạch, về sau, người ta đã ốp thêm lẩn đá quý ở ngoài thành to rộng gấp đôi.
Tháp cao hơn 17m, bệ cao 4,3m. Đường kính đáy tháp 32m. Tháp có một vọng lâu hình vuông là nơi để -xá lị của Phật . Trên tận cùng của nóc có một cây cột gắn ba phiến đá lớn hình đĩa. Xung quanh tháp là hàng rào đá với 120 thanh chống và bốn cổng mở ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cổng là biểu tượng của tam thế trong giáo lý nhà Phật: quá khứ, hiện tại, tương lai. Nghệ thuật chạm khắc rất điêu luyện, tinh tế.
Ảnh: P.A.B
Chùa hang Ajanta
Tới thế kỷ thứ VI sau CN, Phật giáo không còn được ủng hộ, các nhà sư phải rút vào ở ẩn trong các khu rừng núi hoang vu và tạo nên những kiệt tác thế giới. Đó là những ngôi chùa được đục vào hang đá một cách hết sức công phu ở Ajanta – một thành phố Trung Ấn.
Hai dạng chùa hang chủ yếu là dạng Chaitya và dạng Vihara.
Quần thể chùa hang Agianta (Ảnh: P.A.B)
Những tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ giáo (Ảnh: P.A.B)
Các Chaitya được đục sâu vào vách núi, có mặt cắt dọc kéo dài, một vòm trần, dưới đó đặt bàn thờ Phật. Mặt cắt ngang gồm một phòng rộng với mái vòm rất cao, hai bên là hàng cột bằng đá có phù điêu được trang trí công phu. Các dãy trai phòng dùng làm nơi cư ngụ cho các vị sư.
Các chùa hang Agianta có ánh sáng hài hòa khiến cho những tượng được chạm khắc lúc thâm nghiêm tư lự, lúc tươi cười dịu dàng, rất sống động. Tuy nhiên, kho báu này từng bị lãng quên suốt hàng ngàn năm, tới tận đầu thế kỷ thứ XIX chúng mới được trả lại vị trí xứng đáng của mình trong kho tàng văn hóa nhân loại.
Các công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ nổi bật này đại diện cho sự huy hoàng của Phật giáo. Những địa danh này, theo qui luật vô thường của vạn vật mà biến thiên dời đổi. Tuy đã mờ nhạt theo lịch sử nhưng những nơi này vẫn còn đủ sức hấp dẫn những học giả, tăng ni, tín đồ Phật giáo nối gót nhau tìm về những miền xa xôi hẻo lánh để tìm lại một chút dư âm thời cực thịnh của Phật Giáo Ấn Độ.
Tổng hợp Internet