Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ
Ấn Độ nằm phía nam Châu Á và là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời phát triển bậc nhất, là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút những khảo cổ gia trên khắp thế giới. Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thực sự là một thành tựu lớn trong kho tàng nghệ thuật Ấn Độ. Trong đó điêu khắc Ấn Độ không chỉ mang đậm tính sáng tạo mà còn thể hiện tín ngưỡng tôn giáo một cách sâu sắc. Sau đây, kientrucvietas.com xin chia sẻ đến các bạn đôi nét đặc trưng của kiến trúc điêu khắc Ấn Độ mà bạn nên biết.
Kiến trúc điêu khắc Ấn Độ xoay quanh chủ đề tôn giáo (Ảnh: P.A.B)
Karl Marx đã nói “Ấn Độ là xứ sở của tôn giáo, tôn giáo của tăng lữ, đồng thời là tôn giáo của vũ nữ”, do đó kiến trúc điêu khắc Ấn Độ thường có chủ đề miêu tả xoay quanh vấn đề tôn giáo, huyền thoại văn học, vô cùng đa dạng đã tạo nên những công trình đặc sắc mang âm điệu đầy cảm hứng. Cái đề tài và nội dung mà các nghệ nhân Ấn Độ gửi gắm vào các tác phẩm điêu khắc thường hướng về một tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng và mang phong cách biểu lộ niềm vui, vẻ đẹp và sự thanh thản. Ý tưởng trung tâm khá rõ ràng của nghệ thuật Ấn Độ là cái đẹp, và là sự kế thừa của tâm linh chứ không phải là vấn đề của cuộc sống hiện thực.
Cùng với sự đam mê mang tính chất tâm linh, người ta cũng cảm thấy cảm xúc của tình yêu đối với cái đẹp và thiên nhiên. Kiến trúc điêu khắc Ấn Độ dường như có một sự kết tinh trong các tác phẩm văn chương, các mô hình được tạo ra để thờ phụng thần thánh. Trong nghệ thuật của Ấn Độ, nằm dưới lý tưởng mang tính chất tôn giáo là học thuyết về ba con đường dẫn đến sự giải thoát: làm việc hay karma - marga, chung thuỷ hay bhakti - marga và tri thức hay jnana - marga.
Quần thể kiến trúc Mahabalipuram tại Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Sự thú vị trong hoạt động xây dựng được biểu lộ qua các chủ đề điêu khắc tuyệt đẹp, các bức chân dung của người hiến tế thật đa dạng và sống động. Cuộc sống thường nhật tại các làng xã, cuộc sống xa hoa của những người quý tộc, sự giàu có của các thương nhân cũng như ông hoàng bà chúa đều được miêu tả tỉ mỉ trong các tác phẩm điêu khắc. Cả Bharhut và Snachi đều thể hiện trong một giai đoạn của sự tiến hóa tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
Những giai đoạn sau, điêu khắc của Ấn Độ với văn học có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sringara là chủ đề thống trị hàng đầu trong văn học và mô típ míthuna khắc hoạ những đôi lứa yêu nhau say đắm, đều được trình diễn dưới các tác phẩm điêu khắc. Mối quan hệ tương tác giữa điêu khắc và biểu diễn nghệ thuật được phản ánh rất rõ ràng và sinh động.
Một hình ảnh khác về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)
Nói tóm lại, kiến trúc điêu khắc Ấn Độ trong thời kỳ cổ điển đã tạo nên câu chuyện của chính nó về con người, huyền thoại, tín ngưỡng, nguồn cảm hứng và cả kiểu loại môi trường mà nó tìm kiếm để tạo nên bản sắc của chính nó. Nhưng vẫn có một nhân tố chung rất mạnh mẽ thống trị nghệ thuật điêu khắc đó là cảm xúc về tình yêu.
Theo Eva