Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại Ấn Độ

Tháng một 13,2017 12:19 Sáng

Mahabalipuram là một quần thể kiến trúc Ấn Độ được xây dựng dưới triều đại vua Pallava trong thời gian từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1984.

Lịch sử quần thể kiến trúc Mahabalipuram

Từ những năm thế kỷ thứ 7, Mahabalipuram được xem là bến cảnh giao thương buôn bán sầm uất nhất giữa thương lái Ấn Độ và các đất nước khác ở Đông Nam Á như vương quốc Shrivijaya (Malaysia), vương quốc Khmer (Campuchia) và các đế chế Champa (An Nam). Những thế kỷ sau đó, dù đã qua thời kỳ hưng thịnh, quần thể kiến trúc Ấn Độ này vẫn nổi tiếng bởi bến cảng Mahabalipuram và những đền thờ cổ kính của đạo Bà La Môn.

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram là minh chứng cho thời kỳ thịnh vượng của triều đại Pallava – một vương triều nằm ở phía Đông Nam của Ấn Độ

Các di tích chính ở quần thể kiến trúc Mahabalipuram

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram chạy dọc theo bờ biển Coromandel với những công trình chính gồm:

  • Đền thờ Rathas: có hình dáng giống xe ngựa và được xây dựng hoàn toàn bằng các tảng đá nguyên khối và kết nối lại với nhau bằng cát. Đền Rathas nổi tiếng nhất vào thời đại Naharasimhavarman Mamalla (từ năm 630 đến năm 68), vào thời gian này Mahabalipuram là một thành phố lớn của Ấn Độ.

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram được xây dựng bằng đá (Ảnh: P.A.B)

  • Khu bảo tồn Mandapas (còn gọi là Khu bảo tồn hang động): là những hang đá mô hình được dựng để chứa đựng những bức phù điêu của các triều đại có nội dung về các vị thần Pandavas, Vishnu và Krisha. Mặc dù có đến hàng nghìn bức phù điêu song bức phù điêu giá trị nhất phải kể đến bức phù điêu mô tả thần Durga giết con quỷ đầu trâu Mahishsura. Có thể nói đây là một trong những kiệt tác của nghệ thuật tạo hình Ấn Độ. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến bức phù điêu khổng lồ được xây dựng theo hình tượng thần Shiva, thần của vùng sông Hằng và tôn giáo Ấn Độ. Theo truyền thuyết kể lại vua Baghirata đã xin trời đất ban cho dòng sông để người dân bớt khổ cực và hạn hán. Lời cầu nguyện của vua Baghirata đã thấu đến trời xanh và thần Shiva đã được lệnh tạo ra con sông Hằng để làm nguồn nước nuôi dưỡng dân chúng. Bức phù điêu thể hiện lòng biết ơn của người dân Ấn Độ đối với thần Shiva.
  • Đền thờ Rivage: được xây dựng dưới thời vua Rajasimha Narasimavarmn II ( 695 -722) và cũng giống như nhiều ngôi đền khác của Ấn Độ là được xây dựng từ đá. Đền có nhiều tháp và hàng ngàn tác phẩm điêu khắc với chủ đề chính là thần Shiva.
  • Đền thờ Shore: là một trong những công trình kiến trúc đỉnh cao của của Ấn Độ. Đền được xây dựng trên nền biển xanh sâu của đại dương với một vẻ đẹp tráng lễ và lộng lẫy. Tuy nhiên, hiện nay đến thờ này đang bị đe dọa bởi sự xói mòn của nước biển, các tác phẩm điêu khắc ở đây ngày càng mất nét và trở nên không rõ ràng.

Đền thờ thần Shore lộng lẫy (Ảnh: Logga Wiggler - P.A.B)

Ngày nay, quần thể kiến trúc Ấn Độ Mahabalipuram đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ Ấn Độ sau hơn 40 năm bị bỏ ngỏ. Một đề án quy hoạch tổng thể quần thể kiến trúc Mahabalipuram đã được Bộ Văn hóa và Du lịch đệ trình lên Chính phủ vào năm 2003. Những công việc như trùng tu, dọn dẹp, nhặt rác ở quanh khu vực di sản cũng thường xuyên được thực hiện. Chính phủ đã cho xây dựng một hàng rào xung quanh khu di tích, cương quyết dẹp nạn bán hàng rong, lấn chiếm. Bên cạnh đó, Chính phủ còn kêu gọi các tổ chức tài trợ đề thăp đèn chiếu sáng toàn bộ khu di tích vào buổi tối. Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang có một kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng một con đường từ phía sau đền Shore chạy vòng quanh khu di tích để thuận tiện cho du khách thăm quan và phát triển du lịch.

Theo Vnexpress



Các bài viết khác

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Ngoài vẻ  nguy nga và tráng lệ, các công trình  này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.
Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Với người Ấn Độ, giếng bậc thang không chỉ là chiếc giếng lấy nước thông thường mà được xây dựng với mục đích tín ngưỡng tôn giáo.
Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Phật giáo giảm dần và đến cuối thế kỷ thứ XII thì mất hẳn và kiến trúc đạo Bà La Môn và đạo Hồi mới có điều kiện phát triển mạnh.
5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

Người dân Ấn Độ đã xây dựng rất nhiều công trình tôn giáo đặc sắc khiến người chiêm ngưỡng phải thốt lên thán phục.
Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Ấn Độ là địa điểm thú vị với các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới bởi có thành tựu lớn về kho tàng kiến trúc và điêu khắc.
Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ- nét đẹp tâm linh huyền bí đến khó cưỡng

Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ- nét đẹp tâm linh huyền bí đến khó...

Trong bài viết sau kientrucvietas.com rất hân hạnh giới thiệu đến quý vị lối kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ mang nét đẹp tâm linh cực đẹp của vùng Nam Á.