Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Tháng hai 13,2017 01:13 Chiều

Từ thế kỷ thứ IX, kiến trúc Phật giáo giảm dần và đến cuối thế kỷ thứ XII thì mất hẳn, chấm dứt sứ mạng 15 thế kỷ đạo Phật trên đất Ấn. Từ đó, kiến trúc đạo Bà La Môn và kiến trúc đạo Hồi mới có điều kiện phát triển mạnh. Sau đây, kientrucvietas.com sẽ giới thiệu với các về đặc điểm của hai loại hình kiến trúc Ấn Độ độc đáo này.

Kiến trúc Bà La Môn

Nhiều quần thể kiến trúc – điêu khắc rất lớn của đạo Bàlamôn mang rõ đặc thù của từng miền. Ớ các tỉnh phía bắc, các đền thờ Bà La Môn thường có mặt bằng hình vuông, khối xây vươn cao gấp đôi cạnh của mặt bằng và có đường bao hình parabôn có múi, kết thúc bằng một hình đĩa úp có chóp giống cái chum đất bẹt gọi là bảo tháp, sau này gọi là cái chum bất tử “Kalasa”. Ở Khagiurahô có tới 85 ngôi đền kiểu này, nay còn giữ được 22 đền, trong đó nổi tiếng nhất là các ngôi đền Khandaria Mahadeva ở Khaginharô. Ở Bhuvanexva bang Oritxa có đền Mutexvara được xây dựng vào năm 900 và đền Lingaragia được xây dựng vào năm 1000 có dạng gần giống nhau và kiến trúc vô cùng lộng lẫy.

Kiến trúc đền Khandaria Mahadeva cổ kính (Ảnh: Wikipedia.org)

Ớ các tỉnh phía Nam, đền đài Bà La Môn có dạng Kim tự tháp dốc cao tới 50 – 60 m, nhiều bậc và bẹt đầu. Nhìn mặt đứng nó có dạng một hình thang cân. Trên các tầng dật cấp, điêu khắc vô cùng phong phú với nhiều tượng tròn và phù điêu chạm khắc hình ảnh thần thánh. Tiêu biểu nhất là đền Tiruvanamalai ở Myxo xây dựng khoảng giữa các năm 1100 đến 1350 và Đền Lớn ở Madura (thế kỉ XVII). Đền này là điển hình cho các đền miền Nam Ân Độ, đó là một đô thành của các thần, có mặt bằng trên những nét lớn giống các thành phố cổ của người Ariăng.

Kiến trúc Hi giáo

Kiến trúc Ấn Độ còn có loại hình kiến trúc Hồi giáo với hình thức gần như khác hẳn với đường nét thanh mảnh, không gian thoáng đãng hơn, các hoa văn trang trí và điêu khắc ít rườm rà hơn. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo rất dễ nhận dạng là thường có những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề.

Khi nhắc đến kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ, không thể không nhắc đến ngôi đền Đioannikhax cổ kính được xây dựng cuối thế kỉ XVI ở Phatahpua Sikri. Đây là một công trình có hình thức theo phong cách các lâu đài Hindu với các ban công kiểu con sơn và mái hắt truyền thống Hindu. Trên nóc nhà, ở bốn góc là bốn chòi nhỏ có chỏm cầu và mái hắt rộng.

Thời kì thịnh trị của Hồi giáo, các vua chúa hay xây dựng cho mình những lâu đài lăng mộ, đó là hình thức công trình mà khi sống thì vua ở, nghỉ ngơi tại đó, lúc chết cũng chôn luôn ớ đó. Nổi bật nhất trong các công trình Hồi giáo là các lãng của triều đại Mogon, đó là lăng Humayun (1560) được làm bằng đá có hai sắc độ độc đáo và Tagiơ Mahan (Taj Mahal, 1632 – 1653) được làm bằng đá hoa cương lộng lẫy. Cả hai đều có kiến trúc chung giống nhau, bốn mặt có bốn cửa cuốn nhọn đầu nằm giữa bức tường chữ nhật, một chỏm cầu khổng lồ ngự trên gian chính nơi để quan tài. Trong và ngoài lăng được chạm trổ tinh vi, gắn nhiều kim cương và đá quý. Các trang trí này đều rất tế nhị, không hề che lấp đường nét kiến trúc khỏe khắn của công trình.

Tagiơ Mahan là lăng mộ đẹp đẽ do vua Sagiahan xây dựng cho người vợ yêu quý đã qua đời ở tuổi thanh xuân, nó tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Lăng được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 17 ha, chia làm ba khu vực khu cổng vào, khu vườn và khu lăng mộ. Tagiơ Mahan là biểu hiện cao nhất của tài năng nghệ thuật kiến trúc của các nghệ nhân Ấn Độ. Dưới bầu trời trong đầy ánh nắng, trên thảm cỏ xanh và những tia nước phun ánh bạc, ngời lên trong màu đá trắng hồng, Tagiơ Mahan quả là một viên ngọc quý Ấn Độ đã chiếm được vị trí xứng đáng trong kho tàng các giá trị văn hóa của nhân loại.

Kiến trúc lăng Taj Mahan lộng lẫy (Ảnh: telegraph.co.uk)

Kiến trúc Hồi giáo ở Ân Độ còn có một công trình đặc sắc nữa là bảo tháp Cutbơ Mina xây dựng bằng đá đỏ. Bảo tháp có năm tầng, ba tầng dưới có dáng một bó thân cây ghép sát nhau, trên đó trang trí bằng kiểu chữ cổ.

Tóm lại, kiến trúc Ấn Độ là một sự phản ánh trung thực, phong phú, đa dạng một nền văn hóa lâu đời với những cơ sở triết lý riêng mang màu sắc Ấn Độ không thể trộn lẫn. Màu sắc ấy rất khó phân tích mà có lẽ chỉ có thể cảm nhận được mà thôi.

Theo Dantri



Các bài viết khác

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Ngoài vẻ  nguy nga và tráng lệ, các công trình  này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.
Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Với người Ấn Độ, giếng bậc thang không chỉ là chiếc giếng lấy nước thông thường mà được xây dựng với mục đích tín ngưỡng tôn giáo.
Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại Ấn Độ

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại...

Mahabalipuram là một quần thể kiến trúc Ấn Độ được xây dựng dưới triều đại vua Pallava từ thế kỷ thứ 7 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

Người dân Ấn Độ đã xây dựng rất nhiều công trình tôn giáo đặc sắc khiến người chiêm ngưỡng phải thốt lên thán phục.
Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Ấn Độ là địa điểm thú vị với các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới bởi có thành tựu lớn về kho tàng kiến trúc và điêu khắc.
Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ- nét đẹp tâm linh huyền bí đến khó cưỡng

Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ- nét đẹp tâm linh huyền bí đến khó...

Trong bài viết sau kientrucvietas.com rất hân hạnh giới thiệu đến quý vị lối kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ mang nét đẹp tâm linh cực đẹp của vùng Nam Á.