Kiến trúc nhà ở truyền thống miền Trung – nét duyên xưa của người Việt

Tháng mười hai 18,2016 10:45 Chiều

Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt thường đơn giản. Trong khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm: nhà, sân, vườn, ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian gồm: gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, những gian bên là nơi nghĩ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Sân để phơi và để sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, nhà ở của tửng vùng miền cũng mang nhiều nét đặc trưng khác nhau. Vậy kiến trúc nhà ở truyền thống miền Trung mang đặc trưng gì? Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu thêm về kiến trúc truyền thống này nhé.

Nhà ở miền Trung với khuôn viên rộng rãi, xanh mát (Ảnh 1)

Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở truyền thống miền trung là tổng thể ngôi nhà bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề. Trong đó, nhà trên là nơi tôn nghiêm đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới là không gian sinh hoạt dành cho các thành viên trong gia đình. Tại miền Trung, nhà trên và nhà dưới thường được thiết kế vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trước nhà.  Đa số nhà ở miền Trung được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi.

Diện tích của nhà ở miền trung cũng lớn hơn nhiều so với miền bắc. Nhà trên thường được xây dựng từ năm đến bảy gian và nhà dưới thì từ ba đến năm gian. Không gian nhà trên cũng được thiết kế bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ của gia đình.

Hệ thống kèo chống làm trụ trong kiến trúc nhà ở truyền thống miền Trung (Ảnh 2)

Nhà miền Trung chủ yếu được xây dựng bằng hệ thống kèo chống làm trụ. Cấu trúc kèo chống có đặc trưng đó là các thanh kèo được đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái nhà liên kết các đầu cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm phía dưới được gác lên đuôi của thanh kèo nằm phía trên.  Nét đặc trưng này đã được thể hiện thông qua chính tên gọi của nó (nhà kèo).

Ngoài ra, nhà ở truyền thống miền Trung còn có các loại nhà khác như:  Nhà rọi hay nhà nọc ngựa ứng với hình thức trúc có một cột nằm chính giữa chống trực tiếp với nóc nhà. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem kỹ thuật xẻ mộng đầu cột – một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền bắc du nhập vào miền trung. Nhờ việc áp dụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian miền Trung được xây dựng với qui mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân gian tại miền bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng vào đầu cột.

Không gian yên tĩnh đến mê hoặc lòng người của nhà ở truyền thống miền Trung (Ảnh 3)

Nhà ờ truyền thống miền Trung là nét duyên xưa, nét đẹp văn hóa mà người miền Trung xưa để lại cho bao đời sau. Thông qua việc tạo nên những ngôi nhà truyền thống vô giá, Giữ gìn, bảo tồn và phục dựng đúng cách những ngôi nhà truyền thống cũng là một nét đẹp, một sự kế thừa truyền thống văn hóa của cha ông ta từ xa xưa để lại.

Theo Vnexpress



Người bí ẩn
Cũng đúng nhưng hơi ít
Trinh đo quang
Bài quá sơ lược, ít gắn tiêu đề. hình ảnh sai (hay nhầm)
Xem thêm »

Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.