Kiến trúc nhà cổ Hội An - Những phong vị tuyệt vời của nếp sống cổ
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đô thị phố cổ Hội An vẫn giữ trong mình những nét xưa cổ trầm mặc rêu phong, bình lặng cùng với nét tính cách thuần hậu giản dị, chân chất của người dân nơi đây. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu thêm về kiến trúc trúc nhà cổ Hội An nhé.
Cấu trúc của nhà cổ được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, nhà sau ba gian, vườn sau. Nhà cổ Hội An được chia làm ba gian chính gồm không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng.
Những mái nhà cổ Hội An lợp ngói âm dương san sát nhau (Ảnh 1)
Kiến trúc nhà cổ Hội An được thiết kế với hệ thống kèo có tác dụng đỡ mái được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo. Điều đặc biệt là những ngôi nhà cổ ở Hội An thường được lợp bằng ngói âm dương cổ truyền. Hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước. Chúng được gắn bằng vôi, cát trộn với keo. Kỹ thuật sử dụng ngói âm dương là một sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Hoa và Việt Nam. Những ngôi nhà này là nhân chứng sống đông nhất, chân xác nhất về sự nảy nở của những đô thị cổ thương mại truyền thống.
Nền nhà lát gạch, hệ thống cột gỗ trong nhà được kê trên hòn kê bằng đá. Phần lớn ngói, gạch xây dựng đều được đưa từ miền Bắc vào. Kết cấu gỗ của ngôi nhà được bố trí rất hài hòa về mặt kiến trúc và trang trí.
Không gian kiến trúc nhà cổ Hội An thoáng đãng tạo sự hòa hợp với thiên nhiên bởi có một sân trời, non bộ, bể nước để đón ánh sáng, tạo sự thông thoáng, mát mẻ cho ngôi nhà vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Vật liệu xây dựng nhà ở Hội An đa phần là những loại đá, gỗ quý chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên và thời gian.
Kiến trúc độc đáo bên trong nhà cổ Tân Kỳ nổi tiếng nhất Hội An (Ảnh 2)
Nổi bật nhất trong kiến trúc nhà cổ Hội An là nhà cổ Tân Ký. Nhà cổ Tân Ký đến nay đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh của nước ta với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19, thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà được chạm khắc tinh xảo là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt tiền như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán của các thương nhân ngày xưa. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán. Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, nhưng ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ vững chắc. Các chân cột trụ trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nhà cổ Tân Ký đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích đặc biệt.
Còn đó năm tháng đi qua những ngôi nhà cổ Hội An (Ảnh 3)
Với kiến trúc nhà cổ Hội An vô cùng độc đáo này đã góp phần tôn lên những giá trị vĩnh hằng có một không hai của đô thị cổ. Những ngôi nhà cổ này còn phản ánh những sáng tạo tuyệt vời của con người trong nghệ thuật kiến trúc đương thời.
Theo EVA