Kiến trúc chùa Ông đặc sắc tại Cần Thơ
Chùa Ông góp cho dải đất Tây Đô một ngôi chùa đẹp giữa không gian kênh rạch chằng chịt nối nhau. Nơi đây là nơi mà người dân gửi trọn sự tin tưởng và lòng thành của mình. Nhưng chùa Ông không chỉ có giá trị về tâm linh, nó còn mang giá trị văn hóa cao. Trong đó, kiến trúc chùa Ông được kientrucvietas.com nhận định là phản ánh sự ảnh hưởng văn hóa sâu sắc của một giai đoạn lịch sử riêng biệt.
Nguồn gốc của chùa Ông
Chùa Ông còn được biết đến với tên gọi Quảng Triệu Hội Quán, hay miếu thờ Quan Đế. Chùa tọa lạc ở vị trí đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, tỉnh Cần Thơ. Lịch sử có ghi chép lại rằng, trên nền đất rộng hơn 500m2, chùa Ông được xây dựng bắt đầu từ năm 1894 đến năm hết 1896 thì hoàn thành. Chùa được nhóm người Hoa có gốc ở Quảng Châu và Triệu Khánh lập và đứng ra kêu gọi xây dựng. Sau khánh thành, chùa là nơi để thờ phượng, tổ chức giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.
Toàn cảnh không gian bên ngoài của kiến trúc chùa Ông
Kiến trúc chùa Ông mang đậm ảnh hưởng văn hóa người Hoa
Về hình dáng, bố cục của chùa Ông
Kiến trúc chùa Ông đến nay vẫn được giữ gìn gần như trọn vẹn, mặc dù đã đi qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc. Nhận định ban đầu về kiến trúc chùa Ông là toàn bộ kiến trúc được xây dựng theo hình chữ quốc. Theo đó, các dãy nhà nối nhau, vuông góc và khép kín. Không gian ở giữa rộng lớn được tạo ra gọi là sân thiên tỉnh hay giếng trời.
Kết cấu vòm mái của chùa được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ, có chân đế bằng đá tảng nguyên khối, và một hệ thống vì kèo khá phức tạp. Và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn phết cẩn thận.
Trang trí
Cũng như những kiến trúc của chùa Hoa khác, chùa Ông cũng được trang trí theo những điểm căn bản nhất. Mái chùa được lợp mái theo thuyết Âm Dương với các gờ bó mái nằng men xanh thẫm. Các đầu kèo, đầu cột, hay các xuyên trính được chạm khắc họa tiết, hoa văn với phong cách cổ điển. Tất cả đều được sơn son thiếp vàng theo truyền thống nghệ thuật miếu vũ cổ xưa.
Lưỡng long tranh châu, cá hóa long được sử dụng trong kiến trúc chùa Ông rất tinh tế. Đôi lưỡng long tranh châu được đặt trên nóc chùa, còn cá hóa long được sắp xếp đăng đối ngay bên cạnh. Những hình ảnh này mang đậm dấu ấn văn hóa người Hoa. Đây cũng là hình thức trang trí thông dụng của các chùa Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Tiếp xuống bên dưới là tiểu cảnh bằng tượng sành sứ có màu sắc sặc sỡ. Nội dung của tiểu cảnh là miêu tả cảnh tiên giới trần thế, cuộc sống nửa thực nửa hư.
Trong kiến trúc chùa Ông thi khu vực giếng trời hứng ánh nắng và chỗ thoát khói nhang.
Không gian bên trong và ngoài chùa Ông
Không gian bên trong và bên ngoài chùa Ông mang đậm đặc điểm chùa của người Hoa. Bên ngoài chùa không có vườn cây xanh như chùa Việt, mà thay vào đó là sân kiểng có tường gạch che chắn. Trên tường gạch có gắn phù điêu chạm chỗ đối xứng. Đi sâu vào bên trong sẽ gặp cánh cửa chính đầu tiên. Trên hai cánh cửa có vẽ hình 2 vị thần trấn môn là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung oai dũng. Ở giữa gian có đặt một bức bình phong chạm trổ. Bước sau vào bên trong bắt gặp ngay tấm nghi môn "Hiệp Thiên Cung". Bên trái là bàn thờ Mã tiền tướng quân cùng ngựa Xích Thố của Quan Công. Bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần, mà người Hoa quen gọi là "Ông Bổn", tức là Bổn đầu công Trịnh Hòa.
Tại gian giữa thờ Quan Vân Trường, còn được gọi là Quan Công. Tượng quan được tác bằng gỗ, khuôn mặt màu đỏ, râu năm chòm. Quan mặc áo bào xanh ngồi tỏng hố trướng. Tướng hầu cận hai bên là Châu Xương và Quan Bình. Đây là hình tượng bất hủ xưa nay của người Hoa. Tuy chùa được thiết kế theo lối khép kín, nhưng chùa luôn có ánh sáng, không khí lại được lưu thông. Bởi, thiên tĩnh hay giếng trời được bố trí ngay khoảng trống trên mái chùa. Khoảng không gian này cũng là chỗ để thoát khí khi chùa đốt nhang.
Khu vực chánh điện trong kiến trúc chùa Ông
Giá trị văn hóa của chùa Ông
Chùa Ông có giá trị văn hóa đặc sắc bởi nó đánh dấu sự hiện diện và ảnh hưởng của văn hóa người Hoa trong cuộc sống của người Nam Bộ. Ngoài ra nó còn là nơi thể hiện tình đoàn kết tương trợ giữa đồng bào người Hoa, và giữa người Hoa với các dân tộc anh em cùng chung sống tại vùng đất Tây Đô nổi danh này. Hiện chùa Ông đã được cấp giấy chứng nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 21-6-1993.
Giá trị tâm linh của chùa Ông
Hàng năm, dân cư tại khu miền Tây cũng như khách hành hương phương xa vẫn đến viếng chùa thường xuyên. Họ đến để cầu bình an, may mắn cho gia đình, người thân bạn bè. Cầu cho một cuộc sống bình an hạnh phúc.
Không phân biệt quá nhiều là chùa Việt hay chùa Hoa, kiến trúc chùa Ông không những mang đậm dấu ấn kiến trúc của văn hóa Hoa mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái khi khởi nghiệp xa quê cha đất tổ. Kientrucvietas.com hy vọng bạn có dịp ghé tham quan chùa Ông để cảm nhận văn hóa Hoa trên từng chi tiết kiến trúc và cùng khám phá thêm giá trị mới về ngôi chùa danh tiếng xứ Tây Đô này.
Tổng hợp Internet