Khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của Đền Thiên Hậu

Tháng hai 20,2017 03:50 Chiều

"Ai về tỉnh lỵ Hưng Yên

                  Thăm đền Thiên Hậu đôi bên nghê chầu               

                                    Con Dương ngậm ngọc bích câu                    

Con Âm sữa ngọt một bầu nuôi con"

Nằm ở khu phố Bắc Hòa của Phố Hiến xưa, nay là đường Trưng Trắc – P. Quang Trung - TP. Hưng Yên, Đền Thiên Hậu là một trong số rất ít công trình kiến trúc cổ của người Trung Hoa ở Phố Hiến còn bảo tồn tới ngày nay. Hôm nay, các bạn hãy cùng kientrucvietas.com khám phá về vẻ đẹp của công trình mang đậm màu sắc kiến trúc của nền văn hóa Trung Hoa kết hợp với văn hóa Việt này nhé.

Huyền thoại Đền Thiên Hậu

Đền Thiên Hậu ở Hưng Yên (Ảnh: ST)

Đền Thiên Hậu được xây dựng vào năm 1640, thờ bà Lâm Tức mặc được nhân dân tôn làm Thiên Hậu. Theo “Đại Thanh nhất thống chí” bà là người Phúc Kiến (Trung Quốc), truyền thuyết kể rằng khi bà được sinh ra có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ, lớn lên có phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Bà phát hiện ra một thứ rong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân và tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc rút từ cây vừng giúp dân nghèo thoát khỏi cảnh chết đói. Ngày 9/9 Âm lịch bà không đau ốm tự nhiên qua đời. Sau khi hóa, bà thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển cứu hộ tàu bè đi lại. Người Phúc Kiến tôn bà là Thần Biển nên di cư đến đâu mang thần tích lập đền thờ đến đó.

Kiến trúc Đền Thiên Hậu

Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa trên nhiều phương diện như Tam quan, mái đền, nhà tế, đao góc và kết cấu vì kèo. Đền được thiết kế, đục đẽo trang trí hoa văn từ Trung Quốc, rồi chở sang Phố Hiến để xây dựng.

Bản vẽ kiến trúc Đền thờ Thiên Hậu  (Ảnh: ST)

Mặt tiền của đền quay hướng Nam, mùa đông thì ấm áp, mùa hè mát mẻ. Tam quan cao rộng, tường bao hai bên trang trí các ô vuông gắn gạch men hoa màu xanh lam rất đẹp mắt. Trước nhà tiền đường có hai con nghê chầu: Con đực ngậm viên ngọc, con cái ôm con bú, chất liệu bằng đá hoa cương. Hai con nghê đã nói lên quan niệm sống của người Trung Hoa: được của và được con là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời. Mái đền lợp ngói ống, hai bên đầu đao cong nhẹ hình đuôi cá. Cánh cửa tiền đường khắc hình các quan văn võ theo hầu tô sơn xanh đỏ. Trên các vì kèo ở gian tiền tế cũng khắc tích chuyện rút ra từ Tam Quốc hoặc Tây Du Ký.

Toàn bộ phần vì được kiến trúc theo hình thái đặc biệt như cá, chim, thú. Trên bộ nóc trang trí hoa dây, các lớp đầu có vân xoắn xòe ra đặt trên lưng sư tử. Hình ảnh bốn con sư tử vừa dùng để chịu lực cho bộ vì nóc vừa là thể hiện thần uy của ngôi đền.

Hai con nghê chầu trước cửa Đền (Ảnh: ST)

Lối kiến trúc cổ độc đáo thể hiện ở gian hậu cung. Hoành mái của ngôi đền mang hình dáng vai bừa chạy nối nhau trên đỉnh nóc xuống. Xà đỡ vai bừa mang đặc trưng riêng của kiến trúc Phúc Kiến, Trung Quốc. Các con rường trên bộ vì xếp chồng lên nhau kê trên đấu sen trang trí vân xoắn hình sóng nước. Kẻ bảy là kiến trúc Việt, với những đao mác tượng trưng cho sấm, chớp, mang đậm phong cách kiến trúc Hậu Lê. Những đầu dư trên 2 bộ vì chính là 4 con cá hóa long, ngoài ra còn có các mảng chạm: Phượng hàm thư, sư tử hí cầu, rùa, dơi ngậm, các đấu kê hình hoa sen cách điệu…mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa.

Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.