Hồ sơ xin phép xây dựng mới công trình không theo tuyến mới nhất
Theo Thông tư 15/2016/TT-BXD, các chủ đầu tư làm hồ sơ xin phép xây dựng mới công trình không theo tuyến cần chuẩn bị các thủ tục như sau.
1. Hồ sơ xin phép xây dựng mới công trình không theo tuyến gồm:
1) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 (Download ở bên dưới).
2) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp Huyện.
3) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
4) Bản sao 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
5) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 3 (Download ở bên dưới), kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Ngoài ra, tùy từng quy mô công trình còn có thể có thêm các thủ tục như:
6) Bản kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
7) Văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
8) Đối với nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
9) Bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề.
10) Bản quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Nộp hồ sơ xin phép xây dưng mới công trình không theo tuyến ở đâu?
Cũng theo Thông tư 152016TT-BXD, tùy vào quy mô công trình mà nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tương ứng.
1) Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho: Các công trình cấp đặc biệt.
2) Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho: Các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
3) Ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp giấy phép xây dựng cho: Các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại 1), 2), 4).
4) Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình nêu tại 1).
3. Điều kiện để công trình không theo tuyến ngoài đô thị được cấp giấy phép xây dựng
Theo Luật Xây Dựng mới nhất số 50/2014/QH13 quy định, công trình không theo tuyến ngoài đô thị được cấp phép xây dựng cần có đảm bảo các điều kiện dưới đây:
1) Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
3) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Bộ Xây Dựng.
4) Hồ sơ xin phép xây dựng phù hợp theo quy định của Bộ Xây Dựng (Xem phần 1. ở trên).
4. Phụ lục số 1
Trang 1
Trang 2
Trang 3
>> Download file word Phụ lục 1 Tại đây.
5. Phụ lục số 3
>> Download file word Phụ lục 3 Tại đây.