Hình tượng trang trí trong kiến trúc truyền thống Huế

Tháng một 24,2017 12:54 Chiều

Kinh thành Huế là một trong những vùng đất được đánh giá cao về việc sử dụng hình tượng trang trí trong kiến trúc truyền thống. Trong các công trình kiến trúc truyền thống tại Huế, đặc biệt là ở các cung đình hay đền, chùa, miếu mạo... thì mảng điêu khắc được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên vẻ đẹp cho công trình. Kientrucvietas.com sẽ giới thiệu kỹ hơn về những hình ảnh điêu khắc tiêu biểu trong các công trình ở cố đô này.

Long lân quy phụng – là 4 hình tượng điêu khắc nổi bật nhất ở Huế (Ảnh 1)

Hình ảnh trang trí đầu tiên là hình rồng, ta dễ dàng bắt gặp ở các công trình kiến trúc Huế. Các dạng trang trí hình rồng ở từng thời kỳ khác nhau sẽ mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc truyền thống ở Việt Nam, hình tượng rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua. Trong quan niệm dân gian thì hình ảnh rồng là biểu hiện ước mong cho mưa thuận gió hoà. Từ thời Lý, hình ảnh con rồng bắt đầu được trang trí trên bệ tháp. Huế từng là kinh đô của cả nước nên hình rồng được chạm khắc ở hầu hết các công trình kiến trúc, không chỉ kiến trúc cung đình mà còn ở cả kiến trúc dân gian.

Hình rồng được điêu khắc tinh xảo trên mái công trình (Ảnh 2)

Lân (kỳ lân) chính là con vật thứ hai xuất hiện khá nhiều trong các công trình kiến trúc Huế (trong dân gian gọi là con sấu). Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, tượng trưng cho sự an bình. Lân thường được trang trí trên cấu kiện gỗ ở chùa, thành bậc thềm ở các cung điện, lăng tẩm.

Rùa là con vật xuất hiện cùng với hình long và lân trong các mô tip trang trí “long lân qui phụng”. Theo quan niệm cung đình, lân là hình ảnh biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc. Theo quan niệm của dân gian, rùa là hình ảnh tượng trưng của sự trường thọ. Trong Văn miếu ở Hà Nội và Huế, hình tượng rùa được sử dụng như vật đỡ chân bia đề tên các vị hiền tài đỗ khoa bảng.

Trong trang trí mỹ thuật cung đình Huế, hình ảnh rùa dân gian cũng xuất hiện nhiều, đó là hình rùa đội lá sen, rùa hoá sen. Đây là những hình ảnh trang trí mang tính chất mỹ thuật dân gian đậm màu xa xưa. Và nay, nếu cất công tìm kiếm ta sẽ bắt gặp nhiều hình rùa ở các cổng trong Đại Nội Huế.

Hình ảnh điêu khắc chim Phụng là vật tứ linh đi cùng Long (Ảnh 3)

Chim Phụng là vật tứ linh thứ tư cùng đi với long, lân và rùa. Phụng thường được trang trí ở các công trình dành cho nữ giới như đền thờ, lăng tẩm, cung điện. Ở Huế, có lăng mộ của bà Chiêu Nghi hiện vẫn còn hình chim Phụng được khắc vô cùng sắc nét.

Cá cũng là hình ảnh được chạm khắc khá nhiều trên các công trình kiến trúc ở Huế. Nhiều nhất là trên các cấu kiện bằng gỗ ở đình, chùa, miếu mạo. Đó là hình ảnh những con cá khá sinh động, đang quẫy đuôi, bơi luợn, hay uốn mình dưới làn nước trong xanh.

Nền văn minh lúa nước, đời sống nông nghiệp hiện diện thật gần gũi trong các mảng trang trí ở các công trình kiến trúc Huế . Ngoài các con vật kể trên, ta có thể bắt gặp hình ảnh con gà, con trâu, con thỏ… được chạm khắc trên nhiều công trình. Đôi khi, ngắm nhìn thật kỹ hình ảnh các con vật này, ta nhận ra được thêm nhiều điều lý thú từ suy nghĩ về cuộc sống và mỹ thuật của cha ông ta ngày xưa. Điều đó càng minh chứng rõ hơn về đỉnh cao nghệ thuật sử dụng hình tượng trang trí trong kiến trúc truyền thống ở Huế.

Theo Kientruchue.com



Các bài viết khác

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa trăm tuổi bởi 30 nghệ nhân

Độc nhất: Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Việt Nam làm từ 4000 cây dừa...

Ngôi nhà cấp 4 đẹp nhất Niệt Nam ở Vĩnh Long được làm từ hơn 4000 cây dừa 80 đến 100 tuổi do 30 nghệ nhân và thợ  làm trong 2 năm với tổng chi phí gần 6 tỷ đồng.
Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo hiếm có còn tới ngày nay

Nhà gỗ Bình Dương 130 tuổi - Kiến trúc nghệ thuật tinh xảo...

Nhà gỗ Bình Dương với 5 gian 48 cột kiểu chữ Đinh Nam Bộ. Trải qua gần 1.5 thể kỷ, đồ nội thất bằng gỗ quý khảm trai, chạm trổ cầu kỳ vẫn giữ nguyên nét tinh xảo như ban đầu.
Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay nhất để tham khảo

Trang trí bàn thờ Tổ tiên và những câu đối bàn thờ Tổ tiên hay...

Khi lập không gian thờ cúng tại gia, ngoài bàn thờ Tổ tiên; các gia đình còn trang trí hoành phi, câu đối và cửa võng sơn son thiếp vàng. Nhà nào càng lộng lẫy càng chứng tỏ sức mạnh gia thế, dòng tộc.
Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Cách lập bàn thờ Tổ tiên đúng theo phong tục của người Việt

Lập bàn thờ Tổ tiên phải có 2 lớp trong cao ngoài thấp, hoành phi cuốn thư, câu đối. Đây là phong tục thờ cúng không thể thiếu trong đời sống tâm linh thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và...
Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Phân biệt Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và Bàn thờ Tổ tiên tại gia

Lập bàn thờ Tổ tiên là phong tục thờ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nên phải biết phân biệt sự khác nhau giữa Nhà thờ Họ, Nhà thờ Chi họ và bàn thờ Tổ tiên tại gia.
Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong đời

Thành Nhà Hồ - Nếu là người Việt hãy đến ít nhất một lần trong...

Thành Nhà Hồ là một trong số ít kiệt tác thành lũy bằng đá có quy mô lớn còn lại trên thế giới và duy nhất ở Đông Nam Á được xây dựng trong 3 tháng bằng nghệ thuật kiến trúc xếp đá không dùng chất kết dính.