THAM KHẢO: Cửa Nhà Vệ Sinh Đối Diện Bếp Phải Làm Thế Nào?
Quan trọng sau cửa chính trong nhà là bếp, nơi sinh Hỏa, đun nấu thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho cả gia đình. Còn nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, dơ bẩn và âm khí nặng nề. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp nghĩa là Thủy và Hỏa tương xung.
Vì sao không nên để cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp?
Theo quan niệm phương Đông, nhà bếp tượng trưng cho người phụ nữ, là nơi sạch sẽ, vệ sinh và giữ “lửa” cho cả gia đình. Vì vậy, tuyệt đối không nên để cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa bếp.
Về mặt khoa học: Nếu bếp thông với cửa nhà vệ sinh tạo điều kiện cho các loại vi trùng, vi khuẩn dễ lây lan vào đồ ăn thức uống, sinh bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Về mặt phong thủy: Bếp sinh Hỏa, nhà vệ sinh sinh Thủy. Nếu bếp đối diện cửa nhà vệ sinh tức là Thủy - Hỏa tương xung khiến vận khí của mọi người trong nhà không tốt. Việc đặt nhà vệ sinh ở trên bếp cũng tương tự như vậy.
Bếp sinh Hỏa
Cách giải quyết khi cửa nhà vệ sinh đối diện bếp
Thời đại ngày nay khi không gian ở và sinh hoạt ngày càng bị thu hẹp và việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trong khu vực nhà bếp khiến bếp không đối diện thì cũng nằm cạnh nhà vệ sinh. Vậy phải làm thế nào?
Thực ra, việc bếp đối diện nhà vệ sinh không quan trọng bằng việc cửa bếp (nấu) đối diện cửa nhà vệ sinh. Đây mới là vấn đề cần phải giải quyết. Sau đây là một số mẹo để quý vị tham khảo.
Trường hợp 1: Nhà bếp gần nhà vệ sinh
Chúng ta không nên quá lo lắng nếu rơi vào tình huống này. Chỉ cần:
+ Không đặt các thiết bị mang tính Thủy và Hỏa của 2 khu vực này gần nhau như: Chậu rửa, vòi nước… của nhà vệ sinh không được đặt gần bếp nấu, lò vi sóng, các thiết bị có thể sinh hỏa khí…. Thậm chí, ngay với chính trong nhà bếp, cũng không nên để bếp nấu gần với chậu, vòi rửa, tủ lạnh….
+ Đặt các vật mang tính Thủy của 2 khu vực gần nhau như: Có thể đặt chậu rửa bát, vòi nước, tủ lạnh của nhà bếp gần chậu rửa mặt, vòi nước … của nhà vệ sinh.
+ Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các thiết bị vệ sinh, đảm bảo không khí luôn khô thoáng để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở.
+ Nhà vệ sinh phải có cửa sổ hoặc lắp thiết bị thông gió, thường xuyên đóng cửa nhà vệ sinh kín khi không sử dụng
+ Xây hoặc dựng vách ngăn giữa nhà vệ sinh và nhà bếp
Nhà vệ sinh sinh Thủy
Trường hợp 2: Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh
Nếu cửa bếp đối diện cửa nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh nằm trên bếp (nhà nhiều tầng). Hãy:
+ Chuyển nhà vệ sinh ra chỗ khác tránh xa khu vực bếp, đảm bảo chúng không ở thế đối diện nhau, nếu điều kiện cho phép.
+ Treo mành dây, đặt bình phong, xây tường… trước cửa nhà vệ sinh hoặc cửa nhà bếp để tạo vật ngăn cách không cho 2 luồng khi xung sát nhau.
+ Làm cửa giả (không cần khung) chắn trước cửa nhà vệ sinh tạo không gian ngăn cách.
Không gian bếp sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình
Nếu nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau nhưng cửa bếp và cửa nhà vệ sinh không đối diện nhau thì cách giải quyết cũng khá đơn giản. Nếu cẩn thận, bạn có thể kết hợp cách giải quyết ở cả trường hợp 1 và 2:
+ Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các thiết bị vệ sinh, đảm bảo không khí luôn khô thoáng để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở.
+ Lắp thiết bị thông gió, thường xuyên đóng cửa nhà vệ sinh kín khi không sử dụng
+ Treo mành dây, đặt bình phong, xây tường… trước cửa nhà vệ sinh hoặc cửa nhà bếp để tạo vật ngăn cách không cho 2 luồng khi xung sát nhau.
+ Làm cửa giả (không cần khung) chắn trước cửa nhà vệ sinh
- THAM KHẢO: Cách Khắc Phục Cửa Chính Đối Diện Cửa Nhà Vệ Sinh
- Những điều cần biết khi xây nhà vệ sinh theo phong thủy
- Lưu ý chọn hướng khi xây nhà bếp theo phong thủy
Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore...

6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh...

3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi...
