Tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản truyền thống

Tháng mười một 27,2016 10:44 Sáng

Bạn biết gì về lĩnh vực kiến trúc của xứ sở Mặt trời mọc? Điều gì khiến bạn tò mò, ham muốn tìm hiểu đến vậy? Không phải để bạn suy nghĩ lâu nữa, kientrucvietas.com mời bạn tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản qua bài viết dưới đây.

Kiến trúc Nhật Bản

Kiến trúc Nhật Bản là khối công trình cấu thành nên đất nước Nhật Bản trên đảo. Công trình kiến trúc thời tiền sử có hình dạng là các ngôi nhà có màu nâu đỏ được chôn trong mồ và tàn tích còn sót lại của những ngôi nhà trong hầm của người Nhật Bản ở thời kì đồ đá mới.

Kiến trúc tôn giáo

Kiến trúc tôn giáo Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn khi du nhập vào Nhật Bản với sự khởi đầu của đạo Phật vào thế kỉ thứ VI. Sang thế kỷ VII thì tu viện đồ sộ Horyu-ji gần Nara cũng gần hòan thành thi công. Cổng ra vào, thánh thất và chùa chiền vẫn còn nguyên vẻ đẹp sơ khai cho đến thế kỉ XX thì chúng được phục chế lại. Các công trình này là hình ảnh phản chiếu cho kỷ nguyên đầu tiên của kiến trúc Nhật Bản kéo dài từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ VIII, vừa mang tính nghiêm trang, bộc trực, vừa sở hữu kết cấu đơn giản, trang trí không quá dày đặc.

Gỗ luôn là vật liệu được ưa thích và công trình làm từ gỗ chính là đỉnh cao thẩm mỹ nghệ thuật và kiến trúc xây dựng được so sánh với bất kỳ phong cách tuyệt vời nào của tòa nhà công trình nề. Cột nhà phía trong làm bằng gỗ, chịu sức nặng của ngôi nhà trong khi những bức tường mỏng phía ngoài làm từ gỗ và được trát vữa. Như kiến trúc Hy Lạp và Trung Hoa, kiến trúc Nhật Bản ít sử dụng đến yếu tố đường chéo trong tạo khung mà hầu như chỉ tập trung vào nét ngang và dọc. Đường nét uốn cong tao nhã mang lại sức sống và vẻ uyển chuyển cho lối kiến trúc Nhật Bản dưới hình dáng của những cây xà bắt chéo trên mái nhà và đặc biệt là phần mái nhô lên trên.

Suốt thế kỉ VIII người Nhật tiếp tục cạnh tranh với người Hoa ở lĩnh vực kiến trúc. Tu viện khổng lồ Todaiji được xây dựng vào năm 745. Đây là tòa nhà lớn được dựng lên để đặt bức tượng Phật khổng lồ vào và với hai ngôi chùa đôi khá cao nằm phía trước.

Todaiji lừng danh đất nước Nhật Bản (Ảnh: Wikipedia.org)

Phong cách kiến trúc Nhật Bản thể hiện rõ ràng vào cuối thời Heian (Bình An thời đại) từ năm 898 đến năm 1185. Tòa nhà Phoenix ở Uji gần Tokyo tiền thân là một căn biệt thự của gia đình quý tộc song hiện là ngôi đền nổi tiếng. Nó là biểu trưng cho thời kỳ hưng thịnh bậc nhất của kiến trúc Nhật Bản. Với địa thế gần hồ sen, ngôi đền mang cảm giác thư thái, thanh tịnh và lộng gió với mái hiên thông thoáng và mái nhà ở giữa cao ngất ngưỡng.

Sự nổi lên của môn phái Thiền vô tình trùng với thời điểm có sự quan tâm đổi mới tới kiến trúc Trung Hoa thế kỉ XIII. Sơ đồ cấu trúc đền Nhật tuân theo chủ trương tối giản đối xứng của lối thiết kế Trung Hoa. Căn phòng dành cho thờ cúng gồm cả khu vực riêng của giáo sĩ và cả đoàn trong nhà thờ với trần nhà bằng phẳng, thường được tô với chủ đề Thiền con rồng trên mây. Cuối nửa thế kỉ XIV, kiến trúc Phật giáo có xu hướng chuyển sang thuyết chiết trung và tập trung nhấn nhá vào các yếu tố trang trí chạm khắc tráng lệ hơn.

Môn phái Thiền cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc Nhật Bản lúc bấy giờ (Ảnh: Phatgiao.org.vn )

Xuyên suốt nhiều thế kỉ thì những ngôi đền miếu theo tư tưởng Phật giáo không mang tính đa dạng nhiều trong lối sắp xếp tổng thể. Phía trước tòa nhà chánh hay “honden” là cửa ngõ to lớn sừng sững. Cấu trúc xây dựng phụ họa bao gồm ngôi chùa có khuôn viên hình vuông với 5 câu chuyện đằng sau đó (nhưng thường thi chúng bị lãng quên), tháp khối đá hình trụ và bình đựng nước thánh linh thiêng trong nhà một tầng chứa đồ. Ngôi đền Shinto- một công trình kiến trúc nhỏ và cực kì đơn giản ở thời kỳ trước khi Phật giáo lan truyền vào Nhật Bản được ghi nhớ mãi. Phần mái được lợp bằng rơm và thiếu vắng màu sắc trang trí. Điều quan trọng lớn nhất chính là nó gắn bó với khung cảnh thiên nhiên, sườn đồi bao bọc bởi cây rừng mang vẻ đẹp lung linh như tranh vẽ, hiển nhiên nơi đây là chốn được ưa thích hơn cả.

Ngôi đền Shinto về sau (Ảnh: Kevinjames)

Kiến trúc nột thất

Mối quan tâm với môi trường tự nhiên được phản ánh kiên định trong các tòa nhà có tuổi đời từ rất lâu. Trong thời Heian, bản kế hoạch công trình phức hợp hay được biết đến với tên gọi shinden-zukuri được thiết kế dành cho các nhà quý tộc. Nhiều căn nhà hình chữ nhật nhã nhặn được thông với nhau qua hành lang và bao quanh có vườn ao tuyệt đẹp. Trong suốt Liêm Thương thời đại (từ cuối thế kỷ XII đến thế kỉ XIV) shinden-zukuri  đã được thay đổi cho phù hợp với giai cấp quân nhân và cụm các tòa nhà rời rạc hợp nhất về chung một mái nhà. Suốt khoảng thời gian này tiêu chuẩn của kiến trúc nội thất được hình thành và giữ vững cho đến ngày nay.

Phong cách chính yếu trong nhà của giới thượng lưu Nhật Bản thì không ai có thể vượt qua bởi chính nét đơn giản và sự tao nhã của nó. Trụ cột trong nhà hình thành nên bộ khung chống đỡ cho phần mái. Những bức tường bên ngoài thường gồm ván ô có thể di chuyển được, trượt được trên các máng rãnh. Tấm ván gỗ (sử dụng vào buổi tối hoặc lúc trời mưa) luân phiên với tấm chắn có khung (dùng vào lúc tiết trời ấm áp). Nội thất căn nhà được linh hoạt chia nhỏ ra thành nhiều không gian thoáng bằng tấm chắn “shoji”. Những căn phòng quan trọng có thêm góc trang trí trưng bày hoa và vài đồ đạc mang tính nghệ thuật được chọn lựa kĩ lưỡng. Thường thì không gian riêng dành cho tiệc trà, có thể kết hợp trong khuôn viên nhà hoặc được xây thành một khu vực nhô ra ngoài vườn.

 

Không gian phòng tắm được thiết kế theo lối truyền thống mang lại cảm giác thư thái cho gia chủ (Ảnh:  KGDNews)

Kiến trúc lâu đài

Để tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản thì không thể quên nhắc đến những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ dựng lên vào thời kì chiến tranh loạn lạc. Sự phát triển quan trọng diễn ra vào cuối thế kỷ XVI là kết quả của cuộc chiến tranh thời phong kiến. Nằm trong số những tòa lâu đài được gia cố thì có một tòa lâu đài nằm tại Himeji. Tòa lâu đài này dựa vào tháp canh châu Âu và được xây lên trên phần chân cao được làm từ những khối đá to. Hai tòa lâu đài lộng lẫy được xây dựng ở Tokyo và một địa điểm gần đó vào thời kỳ Edo (1615-1867). Cả hai đều được thiết kế theo sơ đồ bất đối xứng và khá linh hoạt. Lâu đài Nijo được ghi nhớ bởi sự xa hoa tráng lệ ở những thiết kế chạm khắc bằng gỗ, bức sơn mài màu đen, trang trí dát vàng và những bức tranh to như màn ảnh.

Lâu đài Nijo (Ảnh: Expedia)

Còn tòa lâu đài Katsura đáng nhớ do nó toát lên nét tối giản, tao nhã và sự hòa hợp giữa không gian bên trong và bên ngoài. Người Nhật Bản ưa thích phong cảnh đẹp huyền ảo, mềm mại trong từng đường nét với sự sắp xếp khéo léo của những viên đất đá, sỏi, cát, cây cối và nước.

Thời đại tân tiến

Thời kì đất nước Nhật Bản mở cửa giao thương với phương Tây năm 1868 đã giúp kiến trúc nước nhà có sự bắt nhịp, thích nghi cùng lối kiến trúc truyền thống phương Tây. Sau thế chiến thứ I Nhật Bản bắt đầu có những đóng góp sơ bộ ban đầu vào sự phát triển phong cách kiến trúc hiện đại quốc tế. Kiến trúc Nhật Bản đã cùng với kỹ thuật tân tiến phương Tây xây nên những tòa nhà kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại trong suốt thời kì chiến tranh diễn ra.
Đầu tiên, lối kiến trúc Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Le Corbusier, Mies van der Rohe rồi sao đó đến Frank Lloyd Wright nhưng với mức độ ít hơn. Và vào khoảng giữa những năm 1960 thì hầu hết các kiếu trúc sư người Nhật đã mở mang tầm mắt và trí óc tưởng tượng để cho ra đời những kiệt tác nổi tiếng toàn thế giới sau đó. Kenzo Tange, Sutemi Horiguchi, Kunio Maekawa, Togo Murano, Yoshiro Taniguchi, Noriaki Kurokawa và Arata Isozaki là những kiến trúc sư chủ chốt được thế giới công nhận kể từ năm 1950 cho đến nay

Qua bài viết trên, công cuộc tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản của quý khách hẳn đã có bước tiến xa hơn. Theo kientrucvietas.com thì nền kiến trúc Nhật Bản đã không dừng lại ở việc theo đuổi lối xây dựng theo mô-típ truyền thống mà đã đang và sẽ tiếp tục chuyển hướng kết hợp cùng với nét hiện đại làm nên những công trình xây dựng đáng ghi nhận trong tương lai.

Theo Encyclopedia

 

 



Các bài viết khác

Triết lí sống trong các thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật từ vật liệu xây dựng và trang trí

Triết lí sống trong các thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật...

Nếu học theo cách sử dụng vật liệu tự nhiên vào trong thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật đảm bảo bạn có ngôi nhà bình yên, thanh đạm tựa chốn thần tiên.
Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Nghệ thuật thiết kế biệt thự vườn Nhật Bản sâu sắc xen lẫn huyền bí. Nó phản ánh cách sống chậm rãi, tỉ mỉ, thực dụng và yêu thiên nhiên của người Nhật mà người Việt đang hướng đến.
Khám phá nghệ thuật kiến trúc nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản

Khám phá nghệ thuật kiến trúc nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản

Nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản ra đời từ thế kỷ thứ VI. Đây là kiểu nhà tắm xông hơi cực kỳ tốt cho sức khỏe với kiến trúc đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Nhà tắm kiểu Nhật Bản - Nơi có thể “thay đổi cả thế giới”

Nhà tắm kiểu Nhật Bản - Nơi có thể “thay đổi cả thế giới”

Nhà tắm kiểu Nhật Bản là nơi để giao lưu trò chuyện, thư giãn, suy ngẫm, thiền định, thưởng thức nghệ thuật và chữa bệnh. Họ để trần, cũng có người dùng khăn che phần thân dưới.
Thiết kế phong cách tối giản thông minh giúp ngôi nhà đẹp lâu bền nhất

Thiết kế phong cách tối giản thông minh giúp ngôi nhà đẹp lâu...

Ngôi nhà đẹp lâu bền là ngôi nhà được thiết kế theo phong cách tối giản thông minh. Đây là phong cách đỉnh cao thống trị mọi lĩnh vực trên thế giới có thể bạn biết nhưng chưa bao giờ để ý.
Nội thất kiểu Nhật Bản - Hiện đại đến mấy nhưng có vài thứ không thay đổi theo thời gian

Nội thất kiểu Nhật Bản - Hiện đại đến mấy nhưng có vài thứ...

Nếu ai yêu tính kỷ luật và tính ứng dụng cao thì không thể không biết phong cách thiết kế nội thất kiểu Nhật Bản. Thời thế thay đổi, thẩm mỹ kiến trúc và nội thất cũng khác nhưng có vài thứ chưa bao giờ thay đổi.