Nhà tắm kiểu Nhật Bản - Nơi có thể “thay đổi cả thế giới”

Tháng bảy 12,2018 09:48 Chiều

Theo cô Jenny Nakao Hones – một nhà thiết kế nội thất kiêm chuyên gia phong thủy người Mỹ gốc Nhật, nhà tắm kiểu Nhật Bản có khả năng “thay đổi cả thế giới”. Và giá như mọi nhà đều có một phòng tắm kiểu Nhật thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Cụ thể đó là gì, mời bạn cùng Kiến trúc VietAS tìm hiểu nhé.

Vì sao nói nhà tắm kiểu Nhật Bản có thể "thay đổi cả thế giới"?

Nhà tắm kiểu Nhật Bản truyền thống (Ofuro, Sento) không đơn thuần chỉ là nơi để vệ sinh cá nhân, mà thực sự là thầy thuốc tuyệt vời cho tâm hồn, thể xác và cả tinh thần. Tại đây, người Nhật có thể thư giãn, suy ngẫm về bất cứ chuyện gì, thiền định hay thậm chí là chữa bệnh vì khí huyết được lưu thông.

Kích thước và kiểu dáng của các thiết kế nhà tắm kiểu Nhật Bản không khác nhà tắm ở phương Tây là mấy, cái khác là ở cách thức tắm. 

Phòng tắm tắm truyền thống Nhật Bản (Ảnh: Chris 73)

1. Bố cục nhà tắm:

Người Nhật có truyền thống sử dụng nhà tắm công cộng – một hình thức tắm chung phải trả phí. Khám phá kiến trúc nhà tắm công cộng Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng thích thú và ngạc nhiên.

Mỗi Sento được chia làm 2 buồng dành riêng cho nam (rèm màu xanh) và nữ (rèm màu đỏ). Ngày nay, trong mỗi buồng có 2 bể nước lớn nhỏ, một bể nước nóng thường, một bể nước nóng có thiết bị xông hơi cao cấp (sauna). Nước ở bể ngâm thường sâu tới đùi để khi ngồi xuống đáy bồn, mực nước có thể dâng lên đến vai hoặc cổ. Đây là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt của nhà tắm công cộng Nhật Bản.

Nhà tắm kiểu Nhật Bản truyền thống (Ảnh: Asianlifestyledesign)

2. Tắm Sento Nhật Bản như được thoát tục:

Trước khi vào tắm, khách phải mua vé ở quầy, sau đó khách nam vào phòng thay đồ dành cho nam, khách nữ vào phòng thay đồ dành cho nữ rồi mới vào buồng tắm.

Mỗi buồng tắm Sento được lắp đặt một hoặc vài dãy vòi nước để khách tắm tráng trước khi xuống ngâm mình ở bể nước nóng và tráng lại sau khi từ bể đi lên. Còn bể ngâm nước nóng chỉ để ngâm người chứ không được phép kỳ, cọ, rửa hoặc chà xát.

Do đó, tắm sạch trước khi xuống ngâm nước nóng là quy tắc bắt buộc tại các Sento Nhật Bản. Gội đầu không bắt buộc nhưng được khuyến khích để tránh tóc bẩn chạm xuống bể ngâm. Người Nhật thường dùng khăn quấn hoặc kẹp để đầu tóc gọn gàng.

Nhà tắm kiểu Nhật Bản hiện đại (Ảnh: Japanhoppers)

Sau giai đoạn tắm tráng đến giai đoạn ngâm mình trong bể nước nóng lớn. Đây mới thực sự là lúc người Nhật bước vào giai đoạn thư giãn, suy ngẫm, thiền định và chữa bệnh như đã đề cập ở trên. Thông thường, họ để trần mỗi khi xuống ngâm mình, đôi khi có người dùng khăn che phần thân dưới.

Ngâm mình trong bể nước nóng giúp các cơ bắp được thư giãn và gột sạch mọi phiền muộn, mệt mỏi của một ngày vất vả. Mỗi khi cảm thấy cơ bắp như sắp rời ra, họ hít thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Đây chính là cách trị bệnh tuyệt vời khi tắm của người Nhật.

Khi ngâm mình được một thời gian, nhiệt độ cơ thể tăng lên, nếu ai bắt đầu cảm thấy khó chịu vì quá nóng thì bước lên tắm tráng một lần nữa hoặc ngồi lên thành bể chuyện trò với nhau một lúc rồi lại xuống ngâm mình tiếp. Cứ như vậy, họ lên rồi xuống, xuống rồi lên và thời gian ở trong nhà tắm khá lâu. Đây là cách giải tỏa căng thẳng cực kỳ hiệu quả giúp làm mới và trẻ hóa cơ thể.

Những chiếc chậu để múc nước trong nhà tắm kiểu Nhật Bản (Ảnh: Japanhoppers)

Sau khi kết thúc buổi tắm, họ rời khỏi phòng tắm, quay lại phòng thay đồ để lấy đồ đạc, có nhiều người tiếp tục ở lai nói chuyện với nhau hoặc uống nước giải khát, bia ướp lạnh, sữa bò, café sữa … để thưởng thức và nạp năng lượng.

Cách tự thiết kế nhà tắm kiểu Nhật Bản tại nhà

Cách tắm công cộng kiểu Sento vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu không có điều kiện sử dụng dịch vụ nhà tắm kiểu Nhật thì làm thế nào?

Thực ra cũng không quá khó để tự thiết kế cho mình một nhà tắm công cộng kiểu Nhật ngay tại nhà một cách đơn giản nhất. Bạn có thể cùng Kiến trúc VietAS làm theo các bước sau:

Thứ nhất, chuẩn bị một chiếc bồn tắm bằng xứ, gạch hoặc gỗ đủ để có thể ngâm người vào trong đó. Nếu gia đình có sẵn bồn tắm hoặc bồn sục thì càng tốt.

Thứ hai, đổ nước vào bồn tắm với mực nước phù hợp với thân thể của bạn rồi pha nước nóng ở nhiệt độ có thể chịu được. Nhớ trước khi đổ nước phải khóa van tháo nước ở dưới bồn tắm hoặc bịt lỗ để nước không bị thoát ra ngoài.

Thứ ba, đổ dầu tắm, một chút muối hoặc một số loại tinh dầu tự nhiên có mùi dễ chịu mà bạn yêu thích vào bồn tắm.

Thứ tư, bước vào bồn tắm, ngồi và ngâm mình xuống rồi múc nước đổ từ từ lên cổ, lên vai sau đó nằm, ngồi thư giãn.

Đây là cách tắm không chỉ bổ ích cho những người khí huyết lưu thông kém mà còn tốt cho cả những người thể trạng bình thường.

Khi ngâm mình trong nước, bạn hãy dùng toàn bộ giác quan cảm nhận từng làn nước chảy trên làn da, mùi thơm dịu nhẹ của các loại tinh dầu, âm thanh róc rách của nước, cơ bắp giãn nở ở tay, chân và thả lỏng tâm trí để toàn thân được thư thái, nhẹ nhõm.

Thứ năm, ngâm mình ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày, hãy hít thở thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Sau đó xả hết nước trong bồn và tắm lại bằng vòi hoa sen để gạt bỏ toàn bộ những lo toan của một ngày nặng gánh.

Bức tranh cổ về cảnh tắm Sento của phụ nữ Nhật thời cổ (Ảnh: Pixabay)

Kết luận:

Cuộc sống quá bận rộn nên đôi khi chúng ta vào nhà tắm chỉ với mục đích duy nhất là vệ sinh cá nhân; nhưng đối với người Nhật, tới nhà tắm công cộng Sento là để thư giãn, thưởng thức và tạo ra các giá trị sống cho mình và cho cộng đồng. Tại đó, ngoài việc thả lỏng thân tâm, thiền định, họ còn có thể tiếp xúc, giao lưu lẫn nhau, suy ngẫm về các kế hoạch đã, sắp, đang và sẽ làm mỗi khi ngâm mình dưới làn nước nóng; thậm chí họ còn thưởng thức cả nghệ thuật ngay ở trong đó. Đây thực sự là cuộc sống chốn thiên đường.

Theo Asianlifestyledesign



Các bài viết khác

Mẫu biệt thự sân vườn 2 tầng đẹp lãng mạn hết phần nhà khác

Mẫu biệt thự sân vườn 2 tầng đẹp lãng mạn hết phần nhà khác

Mẫu biệt thự sân vườn 2 tầng 250m2 thiết kế đẹp lãng mạn đến mê hồn. Mơ mộng, đắm say từ kiến trúc, nội thất tới không gian sân vườn.
Xu hướng thiết kế nội thất 2019 - Sự vi diệu của đồ tối giản, đa năng tiết kiệm diện tích

Xu hướng thiết kế nội thất 2019 - Sự vi diệu của đồ tối giản,...

Xu hướng thiết kế nội thất 2019 sử dụng đồ tối giản, đa năng tiết kiệm diện tích như một giải pháp vi diệu để mở rộng không gian nhà ở, đặc biệt là các căn hộ nhỏ.
Nội thất xanh và các xu hướng nội thất 2019 không thể bỏ qua

Nội thất xanh và các xu hướng nội thất 2019 không thể bỏ qua

Xu hướng nội thất 2019 dựa trên phân tích thực tế xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ về màu sắc, chất liệu và giá trị sử dụng mà cả những chuyên gia trang trí nội thất và chủ đầu tư rất cần quan tâm.
THAM KHẢO: Cửa Nhà Vệ Sinh Đối Diện Bếp Phải Làm Thế Nào?

THAM KHẢO: Cửa Nhà Vệ Sinh Đối Diện Bếp Phải Làm Thế Nào?

Nhà bếp sinh Hỏa tượng trưng cho người phụ nữ, nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, dơ bẩn sinh Âm khí nặng nề. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp khiến Thủy và Hỏa tương xung.
Nên Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Như Thế Nào?

Nên Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Như Thế Nào?

Có rất nhiều cách cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp hơn, rộng hơn. Đây là bước đi táo bạo nhưng hiệu quả. Để thành công cần tính toán kỹ lưỡng và sự hướng dẫn từ chuyên gia.
Có thể bạn chưa biết: Màu vàng là màu sơn nội thất đẹp ổn định nhất

Có thể bạn chưa biết: Màu vàng là màu sơn nội thất đẹp ổn định...

Màu vàng tượng trưng cho quyền lực tối thượng, màu của hạnh phúc, của ánh sáng mặt trời. Nó cho cảm giác lạc quan và sự khích lệ tinh thần tuyệt vời. Đây là màu sơn nội thất đẹp ổn định nhất.