Sơ lược về Kiến trúc hiện đại Ấn Độ

Tháng mười một 27,2016 02:09 Sáng

Sau khi độc lập kiến trúc hiện đại Ấn Độ được phát triển mạnh mẽ và có nhiều bước tiến vượt bậc cùng nhiều công trình kiến trúc đáng nể. Hãy cùng kientrucvietas.com điểm lại dòng thời gian cùng những công trình hiện đại đã ghi dấu ấn đặc biệt cho kiến trúc Ấn Độ.

Một công trình hiện đại mãn nhãn (Ảnh: P.A.B)

Giai đoạn 1947 – 1959

Giai đoạn này có xu hướng chính là: phục hồi văn hóa cổ. Trong thời gian này, thành phố Chandigarh của thủ đô Punjab đã được xây dựng. Le Corburier đã thiết kế Chandigarh theo phong cách hồi sinh và đưa Chandigarh lên bản đồ thế giới.

Những công trình tầm cỡ của Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)

Có ba nhóm phong cách kiến trúc rõ rệt:

- Nhóm công trình chịu ảnh hưởng rõ rệt của Bauhaus.

- Nhóm chủ trương phong cách hồi sinh. Gồm có sự trộn lẫn Modernism, Art Deco và các yếu tố truyền thống ở các mặt nhà ở Bombay và Calcuta.

Nhà hát Tagore ở Chandigarh xây dựng vào năm 1959 đến 1961 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của một thi hào vĩ đại đã phản ánh ảnh hưởng rõ rệt của Bauhaus. Kiến trúc sư thiết kế nhà hát - Aditya Prakash đã sử dụng hình thức khối hộp kín bưng, vuông vắn, tương phản với nội dung đầy màu sắc phong phú và kịch tính bên trong công trình. Mặt bằng là hai hình vuông to nhỏ và giao nhau. Hình vuông to chính là phòng khán giả có sức chứa 600 người, hình vuông nhỏ là khu vực diễn viên, nơi giao nhau là sân khấu. Bố cục này tạo nên một không khí thân mật và sự hòa quyện của diễn viên và khán giả trong buổi diễn theo như truyền thống kịch của Ấn Độ.

Giai đoạn 1960 – 1974

Đầu những năm 60 đã có một số kiến trúc sư trẻ theo học ở Âu Mĩ trở thành những người giương lá cờ của kiến trúc hiện đại Ấn Độ (Modernism).

Kiến trúc hiện đại Ấn Độ có nhiều biểu hiện đa dạng (Ảnh: P.A.B)

Thời kì này có các cách biểu hiện kiến trúc:

  1. Cách thứ nhất là ảnh hưởng kiến trúc hữu cơ của Neutra và Wright.
  2. Cách thứ hai là ảnh hưởng các thủ pháp của Le Corbusier và của Louis Kahn.
  3. Cách thứ ba bắt chước tạo hình của Le Corbusier ở Chandigarh nhưng thường không đạt, ngoại lệ công trình tại Trung tâm Shri Ram của Shiv Nath Prasad.
  4. Cách thứ tư là chịu ảnh hướng của kiến trúc sư nổi tiếng như Jeanneret, Le Corbusier, Kahn,Tange, Stirling và Safdie.

Giai đoạn 1975 – 1985

Ba người khổng lồ của kiến trúc thế kỉ XX là Le Corbusier, Lutyensvà Louis Kahn đều làm việc khoảng 10 năm với Ấn Độ.

Học viện Quản lý Ân Độ do kiến trúc sư B. V. Doshi thiết kế ở phía Bangalor là một quần thể có nhiều rất thành phần như khu ở cho sinh viên, khu dạy học, khu ở cho cán bộ công nhân viên và nhiều nhà khác. Công trình tiếp thu truyền thống không gian sân trong giống như quần thể Capitol ở Phatepur Xikri. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch trần và đá trần, ánh sáng bên trong được lấy qua mái và giàn hoa là yếu tố truyền thống ở đây.

Kiến trúc hiện đại Ấn Độ có tiến bộ vượt bậc (Ảnh: P.A.B)

Trung tâm nghệ thuật quốc tế Kalacsetra là một nhà hát do các kiến trúc sư Đ. Áppukuttan Nais và c. R. Narayan Rao thiết kế. Công trình này thiết kế theo như truyền thống dân gian miền nam Ân Độ, quan niệm khác với các nhà hát phương Tây. Không gian bên trong khôi phục lại truyền thống khán giả là cùng tham gia với diễn viên trong quá trình biểu diễn. Tường cao bên ngoài có lợi cho ánh sáng, âm thanh và thông gió. Hình dáng của phòng khán giả tượng trưng vũ trụ.

Kiến trúc hiện đại Ấn Độ đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều công trình mang tính quốc tế và có sự sáng tạo đáng kể, chứng minh sự nỗ lực lao động không ngừng nghỉ của giới kiến trúc sư Ấn Độ.

 Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Ngoài vẻ  nguy nga và tráng lệ, các công trình  này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.
Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Với người Ấn Độ, giếng bậc thang không chỉ là chiếc giếng lấy nước thông thường mà được xây dựng với mục đích tín ngưỡng tôn giáo.
Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Phật giáo giảm dần và đến cuối thế kỷ thứ XII thì mất hẳn và kiến trúc đạo Bà La Môn và đạo Hồi mới có điều kiện phát triển mạnh.
Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại Ấn Độ

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại...

Mahabalipuram là một quần thể kiến trúc Ấn Độ được xây dựng dưới triều đại vua Pallava từ thế kỷ thứ 7 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

Người dân Ấn Độ đã xây dựng rất nhiều công trình tôn giáo đặc sắc khiến người chiêm ngưỡng phải thốt lên thán phục.
Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Ấn Độ là địa điểm thú vị với các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới bởi có thành tựu lớn về kho tàng kiến trúc và điêu khắc.