Những lí do chứng tỏ SEN là đệ nhất hoa văn trang trí biệt thự sân vườn

Tháng hai 01,2019 05:55 Sáng

Các vật phẩm phong thủy thường có hai mặt. Dùng đúng thì lợi, dùng sai thì hại. Riêng Sen trong tâm thức người Việt nói riêng và các nền văn hóa nói chung luôn đại diện cho tất thảy những gì hoàn hảo, đức hạnh, nguyên sơ, trong sáng, tinh khiết và cao quý nhất. Được bầu làm quốc hoa, biểu trưng của Phật giáo và lòng từ bi; ý nghĩa phong thủy của hoa sen là đệ nhất không loài nào sánh bằng. Trang trí biệt thự sân vườn với sen mang lại cảm giác bình yên cho không gian sống.

Sen luôn đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và thanh tao dù tồn tài ở hình thức nào

  1. Sen và đặc tính tự nhiên của nó

Sen hay Liên gọi theo tiếng Hán Việt. Đây là một loài cây thủy sinh đẹp sống tự nhiên, lâu năm dưới nước. Thân và rễ sen mọc trong bùn. Thân có gai nhỏ, cao khoảng 1.5m. Hoa sen nở to có nhiều lớp cánh mọc trên đài nhô lên khỏi mặt nước, hương thơm ngào ngạt. Bông sen to đường kính lên tới 20cm. Lá sen to bản, không thấm nước, đường kính khoảng 60cm. Hoa sen thường có 3 màu: Trắng, vàng hoặc hồng.

Khi được trồng nhân tạo trong ao, hồ, bể làm cây cảnh nội ngoại thất trang trí sân vườn biệt thự và nhà ở, kích thước của sen có thể nhỏ hơn nhưng các đặc điểm tự nhiên không hề thay đổi.

  1. Công dụng của sen trong đời sống

Ngoài làm cây cảnh nội ngoại thất được nhiều người yêu thích, sen còn là một trong số không nhiều loài cây mà tất cả các bộ phận hoa, lá, thân, rễ (củ), đài, hạt đều có ích cho con người.

  • Cánh hoa, lá non, thân, rễ (củ), hạt để chế biến món ăn.
  • Cánh hoa, nhị hoa, lá dùng để ướp chè.
  • Tâm sen và hạt sen làm vị thuốc thanh nhiệt và an thần trong Đông y.
  • Thậm chí ngày nay người ta còn lấy tơ sen để dệt vải…
  • Hương sen tỏa ngào ngạt cho cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Nếu có một ao sen hoặc hồ sen trong vườn nhà, mỗi khi nở hoa luôn khiến tâm trạng con người thư giãn, yên bình.

Hoa sen mọc lên từ bùn nhơ nhưng cho màu sắc tươi sáng, rạng rỡ mà rất mực khiêm nhường (Ảnh: Pixabay)

  1. Ý nghĩa của hoa sen trong giáo lý nhà Phật

Hoa sen là một biểu trưng vĩ đại và đẹp đẽ trong Phật giáo. Hình ảnh Đức Phật và Bồ Tát ngự trên đài sen khổng lồ sáng long lanh là hình ảnh đi sâu vào lòng nhiều Phật tử. Bởi vậy, mỗi khi thấy hoa sen là như thấy ánh sáng quang minh của các Ngài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa sâu xa của hoa sen và lí do vì sao nó lại được Phật giáo lựa chọn.

Cũng tồn tại trong tự nhiên nhưng sen có những đặc tính mà các loài khác không có (Ảnh: Pixabay)

Văn hóa Phật giáo Việt Nam chỉ ra 8 đặc tính nổi bật của hoa sen, Kiến trúc VietAS xin được diễn nôm lại cho dễ hiểu như sau:

Không bị ô nhiễm (bất cấu nhiễm): Dù mọc từ bùn nhơ nhưng sen vẫn vươn mình lên khỏi mặt nước. Lá, hoa sạch sẽ, rực rỡ, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp đất trời, một vùng cẩm tú.

Giống như các vị chư Phật, Bồ Tát dù cũng được sinh ra ở trần đời, phải chịu nhiều biến cố nhưng nhờ sự thanh tịnh, sáng suốt các Ngài không hề bị cấu nhiễm.

Hoa sen chính là hình ảnh ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai sinh ra cũng sẵn có Phật tính. Chỉ khác nhau ở chỗ, nếu theo dòng vô minh vọng nghiệp tạo ra nhiều tội lỗi, sai lầm nghĩa là đã dính vào chốn trần lao ô nhiễm.

Sen đẹp thanh khiết, thùy mị và có vị trí tôn quý trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau (Ảnh: Pixabay)

Thanh lọc và tinh khiết: Ở đâu có sen mọc ở đó nước trong vắt. Bản thân sen khi mọc lên khỏi mặt nước cũng sạch sẽ, thơm tho. Lá sen có khả năng tự làm sạch. Dù phải lội xuống bùn hái, hoa sen cũng không bao giờ bị vấy bẩn. 

Điều này có nghĩa: Ở đâu có chư Phật, Bồ Tát ra đời, ở đó đem lại cho chúng sinh bản tính lương thiện, sáng trong.

Nhẫn nại và khả năng sinh tồn tuyệt vời: Bản tính này bắt nguồn từ đặc điểm sinh trưởng của sen. Sen có thể được trồng bằng hạt hoặc thân rễ. Đến cuối mùa hạ hoa lá, thân tàn úa nhưng nhờ vào rễ củ còn nằm trong bùn, vào năm sau đủ nhân duyên, điều kiện thuận lợi nó tiếp tục nảy mầm và cho ra một lứa mới tươi tốt. Thậm chí có nghiên cứu trên thế giới từng công bố, củ sen nằm trong bùn 3000 năm vẫn có thể nở được.

Đây là đức tính kiên nhẫn rất cần trong đời sống. Phàm những ai biết nhẫn nại, chịu khó lao động và chờ cơ hội thì chắc chắn sẽ thành công.

Hoa sen gắn với hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Ảnh: Internet)

Viên mãn: Dù các loài hoa trên thế gian có đẹp tới đâu nhưng chỉ mình hoa sen mới có đức tính này.

Từng lớp cánh hoa bao bọc lấy đài sen tròn trịa ở bên trong. Từ lúc nở tới khi tàn, hoa sen không hề bị bất cứ loài bướm ong nào làm hư hại được. Điều này tượng trưng cho sự giác ngộ viên mãn, vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi, không gì có thể tác động hoặc làm ô thân tâm.

Từ bi: Các loài hoa cỏ thi nhau nở vào mùa xuân ấm áp, riêng hoa sen thường chỉ nở vào mùa hè; khi oi bức, nắng nóng cực điểm. Và lúc con người rơi vào trạng thái bức bối nhất thì mùi hương, màu hoa thanh khiết, ấm chè thanh nhiệt, bán cháo giải nhiệt của sen khiến tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm biết nhường nào, mọi mệt mỏi, phiền muộn đều tan biến hết.

Điều này có nghĩa: Trần ai đầy rẫy tham, sân, si và ái dục khiến con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Chư Phật và Bồ Tát cũng được sinh ra ở cõi đời ô trược nhưng không bị vô minh làm ô nhiễm. Bằng lòng từ bi, bác ái, các Ngài đã dùng chánh pháp và nước cam lồ ‘sưởi ấm’ mọi chúng sinh.

Hoa sen gắn với hình tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát (Ảnh: Internet)

Ngay thẳng: Sen từ khi nảy mầm tới khi tàn úa nhất tâm đều thẳng đứng vượt ra khỏi bùn nhơ, vươn lên mặt nước và hướng tới ánh mặt trời. Đức tính này rất giống với những người tu hành, dù trải qua bao nhiêu trở ngại, nghịch cảnh cũng phải giữ thân tâm ngay thẳng để đạt thành chính đạo.

Bao dung, hỷ xả: Thân sen không những ngay thẳng mà còn rỗng ở bên trong. Nó thể hiện đức tính hỷ xả, bao dung độ lượng của người tu hành.

Lá sen mọc lên từ bùn nhưng xanh mướt và có khả năng tự làm sạch (Ảnh: Pixabay)

Triết lý Nhân - Quả: Đa phần các loài hoa đều theo quy trình ra nụ, nở hoa rồi mới kết trái và có hạt. Riêng sen khi ra nụ đã có sẵn gương (đài) và hạt ở bên trong. Nếu đủ chất dinh dưỡng thì gương to, hạt chắc. Nếu thiếu chất dinh dưỡng thì gương nhỏ, hạt lép.

Điều này thể hiện triết lý nhà Phật là Nhân – Quả luôn đồng thời. Chúng song hành với nhau như hình với bóng. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Không ai tránh được quy luật này. Làm điều thiện thì gặt được duyên lành, làm điều ác thì thu được nghiệt duyên.

Không loài hoa nào có vị trí tôn quý trong nhiều nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và phong thủy như Sen (Ảnh: Internet)

  1. Biểu tượng hoa sen trong các nền văn hóa

Hoa sen luôn có nghĩa ý đặc biệt trong nhiều nền văn hóa từ cổ chí kim, đặc biệt là văn hóa Á Đông.

Hoa sen trong văn hóa Ai Cập:

Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại được thể hiện trong các bức tranh hình, hoa sen có ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng:

  • Là âm hộ mẫu gốc (bộ phận sinh dục) đảm bảo cho tính di truyền.
  • Là hoa nhất hạng, đẹp toàn mỹ nở ra từ những vùng nước tù đọng, vẩn đục.
  • Là sự sống xuất hiện đầu tiên trên khoảng mênh mông không rõ sắc màu của những vùng nước khởi nguyên.
  • Trong đó, hoa sen xanh được coi là linh thiêng nhất do tỏa ra hương thơm của cuộc sống thần thánh.

Hoa sen xanh trong văn hóa Ai Cập (Ảnh: Evan.vn)

Hoa sen trong văn hóa Ấn Độ:

Từ thời xa xưa, hoa sen trong văn hóa Ấn Độ mang vẻ đẹp thiêng liêng, đậm màu sắc tín ngưỡng và thường được trích dẫn nhiều trong các văn bản Puranas và Vệ Đà.

  • Là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu và niềm tin của những người theo Ấn Độ giáo. Nó gắn liền với 3 vị thần Vishnu, Brahma và Lakshmi. Các vị thần của sức mạnh và sự giàu có này lấy hoa sen làm biểu tượng ở chỗ ngồi.
  • Sức sống phi thường và trong sạch của sen tượng trưng cho sức mạnh tinh thần to lớn của người Ấn Độ.
  • Là biểu tượng của sự hài hòa trong vũ trụ.

Sen gắn với các vị thần trong Ấn Độ giáo (Ảnh: Tintucvietnam)

Hoa sen trong văn hóa Trung Hoa:

Hình ảnh hoa sen trong văn chương Trung Hoa được cho là để thể hiện sự trào phúng và phản ánh hiện thực sâu sắc gắn với các cô gái làng chơi. Sen chỉ âm hộ và phong những cô gái lầu xanh ‘có giá’ là Sen vàng.

Hoa sen trong văn hóa Nhật Bản:

Văn học Nhật Bản ví sen là một loài hoa trong trắng mọc lên giữa vùng nước vẩn đục. Nó thể hiện đức hạnh, thanh khiết và sự trinh nguyên vững chãi dù phải đứng giữa xã hội đầy rẫy sự đê tiện và man trá, lọc lừa.

Hoa sen trong văn hóa Việt Nam:

Cũng giống giáo lý của nhà Phật và văn học Nhật Bản, ở Việt Nam sen được coi như một biểu tượng cao quý với những đức tính đáng ngưỡng mộ.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Hay:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Đó cũng là lí do năm 2011, sen được nhiều bình chọn làm quốc hoa Việt Nam nhất. Nó cũng được hãng hàng không quốc gia Việt Nam và nhiều công ty lớn khác chọn làm logo biểu trưng cho thương hiệu của mình.

Ở Việt Nam, hoa sen còn được ví với hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Pixabay)

  1. Các cách trang trí biệt thự sân vườn với hoa sen

Sử dụng vật phẩm phong thủy thường có hai mặt. Dùng đúng thì lợi, dùng sai thì hại. Riêng hoa sen, với tất cả những ý nghĩa tốt đẹp đã nêu trên, không loài hoa nào trên thế gian sánh được. Bởi vậy, không có lí do gì để loại sen ra khỏi danh sách những loài hoa phong thủy trang trí biệt thự hay nhà ở.

Sen là loài hoa phong thủy duy nhất đại diện cho tất thảy những gì hoàn hảo, đức hạnh, nguyên sơ, trong sáng, tinh khiết và cao quý. Vì thế, nó xứng đáng được gọi là đệ nhất hoa trong trang trí biệt thự sân vườn có thể sử dụng được ở cả nội thất, ngoại thất và sân vườn.

Có nhiều cách thiết kế biệt thự đẹp với hoa sen:

  • Trồng sen trong các bể cá cảnh, hồ nước hoặc ao nhà cùng với hòn non bộ.
  • Trồng sen cảnh trong các chậu nhỏ xung quanh biệt thự.
  • Treo tranh phong thủy hoa sen hoặc khắc trên đồ gỗ nội thất phòng khách hoặc phòng thờ; đắp, vẽ phù điêu hoa sen ở phòng khách, phòng thờ hoặc tường rào sân vườn, treo tranh Đức Phật hoặc Bồ Tát ngự trên đài sen, vẽ hoa văn trang trí hình hoa sen cách điệu trên tường thu hồi (vỉ ruồi) hoặc trồng hoa sen trong chậu, ao, hồ hoặc bể tiểu cảnh…
  • Tranh hoa sen mang hành Thủy. Nó tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, giúp người ngắm xua tan mọi muộn phiền, tịnh tâm, thư thái, cảm giác bình yên và an hưởng hạnh phúc. Nó đặc biệt hợp với những người mệnh Mộc hoặc Thủy.
  • Thậm chí ngày nay người ta còn dùng hoa sen gỗ cắm trong các lọ lộc bình ở hai bên bàn thờ thay vì các loại hoa lụa, hoa giấy....

Treo tranh phong thủy hoa sen cho không gian tao nhã, thanh lịch (Ảnh: Pixabay)

Hoa sen trong hồ cá cảnh và hòn non bộ ở biệt thự vườn 1 tầng ở Hải Dương

Hoa sen cách điệu trang trí biệt thự 2 tầng mái lệch kiểu châu Âu ở Bắc Ninh

Hoa sen cách điệu trong trang trí biệt thự sân vườn tân cổ điển ở Thái Nguyên

Tổng hợp



Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore giàu có thịnh vượng?

Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore...

Nhờ áp dụng các nguyên tắc phong thủy đặc biệt vào quy hoạch và xây dựng đất nước giúp đảo quốc sư tử Singapore vươn lên mạnh mẽ, trở thành con rồng châu Á. 
6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh thông

6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh...

Tuân thủ 6 nguyên tắc phong thủy bể cá để không đặt ở những góc chết, tràng khí xấu. Trồng cây cây héo, nuôi cá cá chết, người ở ốm yếu xanh xao gầy mòn.
3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

Chỉ cần nhớ 10 điều phong thủy nhà ở nên tránh này là đủ giúp nhà cửa đầy sinh khí. Áp dụng vào thiết kế và xây dựng phù hợp để mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi xây nhà

5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi...

Kiến trúc là vận, phong thủy là linh hồn. Nếu muốn gia trạch muôn đời thịnh vượng, cần tuân thủ 5 nguyên tắc phong thủy này ngay từ khi chọn đất làm nhà.
9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ đúng phong thủy

9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ...

Đặt giường ngủ đúng phong thủy không khó nếu ghi nhớ 9 điều kiêng kị dưới đây để gia trạch bình an, không gian hoàn mỹ, yên tâm xây tài.