20 cách làm mát nhà hướng Tây mùa hè hiệu quả nhất hiện nay
Mùa hè là kẻ thù "truyền kiếp" của các hộ gia đình có nhà hướng Tây. Ngày nào chưa giải quyết được thì ngày đó gia đình còn nhiều bức xúc. Kiến trúc VietAS chia sẻ những cách làm mát nhà hướng Tây hiệu quả nhất hiện nay để các gia chủ tham khảo, tìm biện pháp phù hợp áp dụng cho gia đình mình.
Ảnh: Shutterstock
Có rất nhiều cách làm mát nhà hướng Tây hiệu quả nhưng để các gia chủ dễ theo dõi, VietAS phân chúng theo công năng và vị trí, bao gồm:
- Làm mát trực tiếp từ bên ngoài
- Làm mát gián tiếp từ bên trong
- Thi công tường 2 lớp
- Thiết kế nhà và bố trí công năng hợp lý
- Gợi ý vật liệu sử dụng để chống nắng
- Liên hệ tư vấn miễn phí 24/7
Để thuận tiện, gia chủ nên click chuột vào đường link nào mình quan tâm trong 6 link ở trên để xem chi tiết. Trong trường hợp muốn xem toàn bộ bài viết thì kéo xuống để đọc lần lượt bài từ đầu cho tới hết.
Làm mát nhà hướng Tây trực tiếp từ phía ngoài
1. Thiết kế mái nhà rộng và có độ dốc lớn để chắn và làm tường hứng nắng.
2. Sử dụng tấm chắn nắng và hệ lam che phủ tường để chống nóng. Đây là giải pháp khá phổ biến trên thế giới hiện nay.
3. Những bức tường trực tiếp hứng nhận ánh nắng từ hướng Tây thì nên thiết kế mái hiên để che chắn.
4. Để tiết kiệm chi phí, gia chủ có thể sử dụng các loại mái hiên bằng vải, bạt rất tiện lợi và linh động.
5. Sử dụng mành, rèm, vải, bạt để che chắn phía mặt tiền, nơi ánh nắng hướng Tây trực tiếp chiếu rọi vào bên trong.
Hai biện pháp này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ của căn nhà, do đó gia chủ cân nhắc khi áp dụng.
6. Trồng các loại cây dây leo ở mái hiên hoặc các bức tường phía Tây có tác dụng chắn nắng cực kỳ hiệu quả. Đây là biện pháp lâu dài vì cần thời gian để cây phát triển đủ tầm che bóng mát. Nếu chọn cách này, gia chủ cũng đề phòng các loại muỗi, kiến…và côn trùng khác nếu cây phát triển quá rậm rạp.
7. Sử dụng tấm prima bọc bên ngoài nhưng cách tường chính một khoảng để làm không gian đệm giúp lưu thông gió và cách nhiệt.
8. Sử dụng vật liệu nhẹ ốp thêm bên ngoài tường để giảm khả năng truyền nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà.
9. Làm cửa chính và cửa sổ bằng gỗ 2 lớp, hạn chế dùng cửa nhôm và kính lớn vì hai loại này có tính bức xạ nhiệt rất cao. Nếu dùng thì chú ý chọn các loại có khả năng cách nhiệt tốt hoặc chỉ nên làm các ô cửa nhỏ, tránh tối đa tia bức xạ của ánh nắng ban chiều.
10. Ngôi nhà có màu rực rỡ sẽ bắt mắt hơn nhưng với để làm mát nhà hướng Tây thì nên sơn tường ngoài màu trắng để giảm tối đa lượng nhiệt hấp thụ vào bên trong. Vì màu tối hấp thụ nhiệt, màu sáng phản xạ nhiệt.
11. Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh, trồng thật nhiều cây xanh, cùng các hồ nước, bể nước hoặc đài phun nước nhân tạo ở phía Tây không chỉ giúp cho các căn nhà biệt thự đẹp hơn, mà còn có tác dụng chống nắng một cách tự nhiên. Bởi bóng mát cây xanh có khả năng làm giảm nhiệt độ ánh nắng từ 5 - 8 độ C, giúp cho ngôi nhà luôn mát mẻ, thông thoáng, không bị bức bách, ngột ngạt.
12. Nếu là nhà phố hẹp, không có không gian thiết kế sân vườn, tiểu cảnh; thì gia chủ có thể trồng cây dây leo trên các bề mặt tường. Việc bao phủ của những loại cây này giúp giảm nhiệt độ mùa hè cho căn nhà.
Cây xanh giúp giảm nhiệt một cách tự nhiên mà môi trường lại trong lành
Làm mát nhà hướng Tây gián tiếp từ phía trong
13. Trồng cây xanh ở tường bên trong nhà là một trong các cách làm mát nhà hướng Tây hiệu quả nhất nhưng phải lựa chọn các loại cây thích hợp với điều kiện sống bên trong nhà. Biện pháp này khá tốn kém và phải đặc biệt chú ý đến khâu chống thấm và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức hơn trong việc chăm sóc cây xanh.
14. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt phổ biến trên thị trường như: Sơn chống nóng, sử dụng xốp PU, ốp gỗ cao cấp tạo khe cách nhiệt…. vừa có thể làm đồ trang trí nội thât đẹp, lại dễ xử lý mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung.
Không nên sử dụng cửa nhôm kính nếu nhà hướng Tây
Làm mát nhà hướng Tây bằng cách thi công tường 2 lớp
15. Tường 1 lớp không tốn kém nhưng lại ít có hiệu quả chống nóng, do đó sẽ kém hiệu quả đối với những ngôi nhà hướng Tây. Do đó, gia chủ có thể xây tường 2 lớp bằng gạch lỗ để chống nóng hiệu quả.
- Cấu tạo: Tường hai lớp gồm lớp bên trong và lớp bên ngoài, mỗi lớp dày khoảng 110mm – 220mm.
- Kỹ thuật: Khi thi công tường hai lớp chú ý xây song song đảm bảo giữa chúng có một khoảng không dày khoảng 100mm mà chúng ta quen gọi là khe hở. Khoảng không này sẽ có tác dụng lưu thông không khí, cách nhiệt giúp không gian bên trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu.
Nếu gia chủ có điều kiện thì nên đổ tường bê tông dày khoảng 25 – 30cm để đảm bảo hơi nóng bên ngoài không thể xuyên qua. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém.
- Chú ý: Biện pháp thi công tường 2 lớp hoặc tường bê tông dày cần có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ Kiến trúc sư và Kỹ sư để đảm bảo an toàn và chắc chắn móng nhà có thể chịu được sức nặng của những bức tường lớn này.
Tường 2 lớp có tác dụng cách nhiệt tốt
Thiết kế nhà và bố trí công năng hợp lý
16. Không để ánh nắng hướng Tây (nắng chiều) chiếu thẳng vào các không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng bếp…
*Giải pháp: Nếu có thể, hãy bố trí các công trình phụ vào các vị trí trực tiếp hứng ánh nắng như: cầu thang, nhà vệ sinh, nhà kho… thay vì các công trình chính.
17. Nếu hướng nhà là hướng Tây, thì nên làm mái hiên rộng nhô ra bên ngoài, nhà lùi sâu vào bên trong.
18. Thiết kế hệ thống phun sương trên mái hoặc tường để giảm tối đa sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong nhà.
19. Ngay từ đầu, nếu biết tính toán tận dụng phương pháp chống nóng từ các vật liệu xây dựng thì về sau sẽ đỡ mất công sức hơn.
20. Làm logia hơn là làm ban công
Nếu ở hướng Tây, nên thiết kế logia hơn là thiết kế ban công. Bởi ban công luôn nhô ra khỏi diện tích sàn tầng nên hứng rất nhiều ánh sáng mặt trời và ở phía trên không có gì để che chắn. Logia thì ngược lại. Nó được xây lùi vào bên trong và luôn có mái nhà phía trên che chắn do vậy giảm tối đa sự chiếu rọi của mặt trời vào bên trong nhà. Tuy nhiên, nếu làm logia thì giện tích luôn hẹp hơn làm ban công.
Bố trí công năng và không gian hợp lý ngay từ đầu sẽ tiết kiệm chi phí về sau
Gợi ý những vật liệu vừa có tác dụng chống nóng vừa trang trí cho ngôi nhà xinh
Vật liệu cách nhiệt:
- Bê tông bọt siêu nhẹ công nghệ Mỹ, loại 350-900kg/m3, có thể nổi trong nước
- Bông thủy tinh cách nhiệt, cách âm, cách điện, đàn hồi tốt và không cháy
- Nhựa UPVC
- Gạch Tuynel 3 lỗ
- Túi khí Ap cách nhiệt mùa hè, giữ nhiệt mùa đông
- Tấm xốp PU để lót hoặc ốp tường
- Sơn cách nhiệt
- Gạch rỗng, gạch lỗ vừa có thể cách âm vừa có thể cách nhiệt.
Bê tông siêu nhẹ (Ảnh: DCLC)
Vừa cách nhiệt vừa trang trí
- Kính chống nóng để lấy ánh sáng tự nhiên mà vẫn bảo vệ được người và đồ đạc bên trong
- Gạch nung ốp mặt phủ cho tường
- Mành tre, mành trúc
- Hoa giấy, hoa tigôn, các loại dây leo…
- Giấy dán cách nhiệt
- Rèm nhiều lớp cho các cửa sổ hướng Tây
Kính chống nóng (Ảnh: Phimdankinhre)
Trồng cây xanh chống nóng bên trong nhà (Ảnh: Tapchikientruc)
Trồng cây xanh trên diện tường (Ảnh: Studio-sprout)
Trên đây, Kiến trúc VietAS vừa chia sẻ với các gia chủ những cách làm mát nhà hướng Tây hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng chúng sẽ có ích cho quý vị trong việc lựa chọn biện pháp thi công chống nóng tốt nhất cho gia đình để đảm bảo sức khỏe, tinh thần tốt trong sinh hoạt, học tập và làm việc.
Tổng hợp
Nên xem:
- 10 mẫu biệt thự 1 tầng 3 phòng ngủ mái thái kiến trúc Á - Âu đáng xem nhất
- Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố hiện đại - Đẹp ngỡ ngàng sau khi cải tạo
- 10 mẫu biệt thự 2 tầng mái thái ở nông thôn đẹp nhất, cho căn nhà hoàn hảo
Mọi chi tiêt xin vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí 24/7
Hotline: 098.383.26.46
Email: tuvan.vietas@gmail.com - kts.hhtrinh@gmail.com
Web: www.kientrucvietas.com - www.phongcachkientruc.com
Face: facebook.com/KienTrucVietASOfficial
Hoặc: Gửi câu hỏi Tại Đây.