Nên Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Như Thế Nào?
Có rất nhiều cách để cải tạo nhà cũ thành nhà mới. Đây là bước đi táo bạo nhưng hiệu quả thay vì chỉ sơn lại tường hoặc thay đổi các đồ nội thất và trang thiết bị vệ sinh mang tính tạm bợ, nhất thời. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của VietAS, để thành công cần tính toán kỹ lưỡng và có sự hướng dẫn từ chuyên gia.
I - SƠN SỬA, THAY MỚI NỘI THẤT HAY CẢI TẠO TOÀN BỘ?
Đến một lúc nào đó khi dân số gia đình tăng lên, nhu cầu không gian sử dụng lớn hơn mà chưa cần thiết phải xây nhà mới thì giải pháp cải tạo nhà cũ thành nhà mới rộng rãi hơn là sự lựa chọn đầu tiên của các gia đình. Sự lỗi thời về xu hướng kiến trúc cũng tác động không nhỏ tới quyết định này.
Chi phí cải tạo nhà cũ có thể hết nhiều hơn ngân sách đầu tư sơn lại tường và thay mới trang thiết bị nội thất. Nhưng chắc chắn, căn nhà sẽ có công năng hợp lý hơn, khoa học hơn giúp giá trị sử dụng của nó tăng lên nhiều và mang tính lâu dài.
Tuy nhiên, cải tạo nhà cũ thành nhà mới phải bắt đầu từ đâu?
Câu hỏi này không khó đối với các Kiến trúc sư và những chuyên gia xây dựng nhưng là cả một bầu trời rắc rối đối với gia chủ.
Cải tạo cái gì, ở đâu và như thế nào phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi gia đình. Phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, phòng làm việc, phòng giải trí, phòng tập thể dục, phòng thờ, gác xép, tầng áp mái hay nhà kho?... Không có công thức chung nào cho việc này.
Căn hộ The Manor bỏ phòng đọc sách để mở rộng phòng khách và làm phòng thờ (Xem chi tiết)
Giờ đang bắt đầu chuyển dần về cuối năm, những ngày giáp Tết chả mấy lại cận kề. Để giúp quý vị giải đáp phần nào băn khoăn trong việc khoác áo mới cho tổ ấm thêm tươm tất, dưới sự tư vấn của Kiến trúc sư Hồ Hữu Trinh Kiến trúc VietAS xin đưa ra một vài gợi ý cho quý vị.
II - CẢI TẠO
Thông thường có 4 công năng quan trọng hay phải thay đổi trong nhà nhất bao gồm: Cải tạo phòng khách, cải tạo nhà bếp, cải tạo phòng ngủ và cải tạo cầu thang. Theo đó, gia chủ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng của căn phòng sử dụng kém hiệu quả sang, đập đi hoặc cơi nới thêm…là tùy thuộc vào tình hình thực tế.
1. Cải tạo gác xép, tầng áp mái
Đối với những căn nhà 1.5 tầng, nhà 2 tầng hoặc biệt thự 1.5 tầng, biệt thự 2 tầng trở lên đã cũ, việc tận dụng gác xép hoặc tầng áp mái bỏ trống (nếu có) để mở thêm phòng là cách nhanh và hiệu quả nhất. Không chỉ thế, nó còn giúp gia chủ xóa sổ lãnh địa của chuột và gián vốn hoành hành bấy lâu.
Điều rất tự nhiên là hầu như trẻ em và các nam nữ thanh niên trẻ tuổi đều thích thú có phòng ngủ ở trên tầng áp mái. Do đó, nếu quyết định tận dụng không gian này, gia đình bạn sẽ chẳng mất công bốc thăm xem nó thuộc về ai.
Lẽ đương nhiên, bạn có thể sử dụng không gian này làm nhà kho, chứa rượu, đặt téc nước, phòng làm việc, phòng đọc sách, phòng thư giãn, phòng tập gym hoặc bất cứ chức năng gì gia đình cần.
Cải tạo gác xép, tầng áp mái thành phòng ngủ
2. Xây thêm phòng mới
Xây phòng mới hoặc san sẻ bớt không gian của các phòng rộng, phòng thừa diện tích cho những phòng có nhu cầu lớn hơn dễ dàng hơn là sửa sang lại gác xép hay tầng hầm. Việc mở rộng phòng ở tầng 1 cũng dễ dàng hơn so với tầng 2 và các tầng ở trên cao.
Công việc này có thể thực hiện trên phần đất còn thừa gắn liền với nhà cũ đang ở. Hay thậm chí là đập bỏ căn bếp, nhà kho cũ…nằm tách biệt ở bên ngoài để đưa vào bên trong. Chẳng hạn như dự án cải tạo nhà 2 tầng cũ thành biệt thự hiện đại ở Yên Bái. Ngoài thay đổi hình thức kiến trúc và nội thất của những năm 80-90 của thế kỷ trước sang phong cách hiện đại, phía bên trái nhà xây thêm không gian nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh khép kín nâng tổng diện tích sàn xây dựng từ 127m2 ban đầu thành 210m2 sau khi cải tạo.
Hình ảnh căn nhà cũ từ thập kỷ 80-90 thế kỷ trước (trên) và phương án cải tạo mới (dưới)
3. Sửa sang kho chứa đồ hoặc nhà kho
Kho chứa đồ hoặc nhà kho có nhiều kiểu. Tùy thuộc vào vị trí kho của nó mà gia chủ sửa chữa, chuyển đổi cho phù hợp với mục đích của gia đình.
Có một vài trường hợp biến thành nhà kho sau:
- Xây sẵn phòng ngủ, phòng giải trí, phòng tập gym…nhưng do chưa sử dụng đến nên làm phòng chứa đồ. Trường hợp này thì chuyển đổi công năng không có gì để bàn.
- Do mô típ nhà ở của thế kỷ trước làm các công năng tách rời nhau ở ngoài trời chứ không khép kín, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Khu vực nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho, chuồng lợn….mỗi nơi một cái. Ngày nay, điều đó trở nên cực kỳ bất tiện buộc phải đập bỏ những không gian không cần thiết và sát nhập các không gian khép kín lại với nhau để thuận tiện cho sinh hoạt.
Còn một số trường hợp nữa thường rơi vào các nhà cao tầng. Đôi khi đặt nhà bếp hoặc phòng thờ ở tầng 1 nên không gian đối diện với chúng ở tầng 2 gia chủ sẽ để trống. Không thể làm phòng ngủ, kê giường ngủ hoặc làm kho chưa đồ ở vị trí này. Tuy nhiên, gia chủ vẫn có thể biến nó thành nơi ý nghĩa hơn bằng cách thiết kế phòng lưu niệm hay phòng sinh hoạt chung, trang trí ảnh, sách, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen và nhiều kỷ vật khác của gia đình…
Lưu ý: Nếu làm phòng sinh hoạt chung thì tránh không kê bàn, ghế ngồi đối diện với bàn thờ và vị trí đặt bếp nấu (ông Táo) ở tầng dưới.
Không gian sinh hoạt chung của gia đình trên tầng 2
4. Cải tạo nhà nâng tầng
Cải tạo nâng tầng thường xảy ra với những căn nhà cấp 4 hoặc nhà ống cũ 1 tầng thành 2 tầng. Chẳng hạn như căn nhà ở hình ảnh bên dưới đây.
Việc những căn nhà này có thể nâng tầng được không phải dựa vào móng và kết cấu chịu lực của từng căn nhà. Điều này không đơn giản bởi nó liên quan tới sự an toàn. Do vậy, chủ nhà không nên tự mình quyết định mà cần nhờ các Kiến trúc sư có uy tín tư vẫn cải tạo trước khi thực hiện.
Cải tạo nhà ống 1 tầng thành nhà 2 tầng hiện đại mái tôn
III - MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI CẢI TẠO NHÀ
1. Việc chuyển đổi công năng nhà ở không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhất là đối với những căn nhà phố, nhà ống hoặc căn hộ chung cư, nhà tập thể ở các khu đô thị.
Lí do là vì việc phân lô mặt tiền nhỏ, chiều dài sâu khiến các nhà xây sát nhau, thậm chí nhà nọ chung vách với nhà kia. Trong trường hợp hàng xóm đồng thuận thì mọi thứ trở nên đơn giản; nhưng nếu họ khước từ thì cũng đành bó tay.
Vấn đề còn nan giải hơn gấp bội đối với các gia đình phải sống luồn cúi trong những căn nhà nhỏ và siêu nhỏ gối lên nhau ở các khu vực phố cổ chật hẹp.
2. Việc cải tạo phải được sự đồng thuận từ phía hàng xóm (nếu hai gia đình nằm sát nhau) và phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo từ các cơ quan chính quyền địa phương.
3. Quan trọng hơn cả là cần giao cho các Kiến trúc sư hoặc đơn vị nhà thầu thi công uy tín, chất lượng, chuyên môn tốt và trách nhiệm cao để đảm bảo an toàn. Bởi vì việc cải tạo nhà cũ thành nhà mới khó hơn nhiều so với xây nhà mới, cần những người phụ trách dày dặn kinh nghiệm và thực tâm.
Theo thống kê trên các phương tiện truyền thông các năm gần đây, đa số những vụ sập nhà do lỗi kỹ thuật thi công và thiết kế yếu kém hay hàng xóm tắc trách là vì thiếu hiểu biết về lĩnh vực xây dựng, luật pháp cũng như ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
NÊN XEM:
- 30 mẫu nhà phố, mẫu nhà ống đơn giản mà đẹp cho vùng nông thôn và thành thị
- Cải tạo nhà phố hiện đại 2 mặt tiền 50m2 đẹp hơn xây mới ở Long Biên, Hà Nội
- Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố hiện đại - Đẹp ngỡ ngàng sau khi cải tạo
Đừng chần chừ liên hệ với chúng tôi nếu muốn cải tạo nhà ở nhé
- HOTLINE: 098.383.26.46
- GỬI EMAIL: tuvan.vietas@gmail.com
- BÌNH LUẬN TRÊN FACEBOOK: KienTrucVietasOfficial
- TRUY CẬP WEBSITE: KientrucvietAS
- XEM THÔNG TIN TRÊN GOOGLE+: Kiến trúc VietAS