Kiến trúc độc đáo của đền Thần đạo Shinto Nhật Bản

Tháng một 04,2017 10:48 Chiều

Nhật Bản có hơn 80.000 ngôi đền thờ Thần đạo (Shinto), đây là nơi thờ tự của vị thần Shinto Kami. Người dân Nhật Bản thường đến thăm đền thờ để tỏ lòng kính trọng Thần Kami hoặc cầu nguyện những nhiều may mắn và phước lành. Chắc chắn bạn sẽ trầm trồ khen ngợi khi được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, lộng lẫy của những ngôi đền này. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu nhé.

Thần đạo Shinto là gì?

Shinto (神道) hay còn gọi là Thần đạo, là một tín ngưỡng tôn giáo bản địa của người Nhật. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, nó đã ra đời từ rất lâu và ăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân Nhật Bản. Chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình.

Kiến trúc  một ngôi đền thờ Thần đạo độc đáo (Ảnh: P.A.B)

Cổng đền Torii

Torii là cổng đền thờ trong đạo Shinto, đây là một chi tiết kiến trúc đặc biệt dùng để phân biệt giữa chùa và đền ở Nhật Bản. Ban đầu Torii được làm từ gỗ, nhưng ngày nay Torii được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, bê tông, sắt, thép. Tùy theo cấu trúc của ngôi đền mà có một hoặc nhiều cổng Torii được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm cơ bản là: được sơn màu đỏ với 2 cột trụ, gánh trên đó là 2 thanh ngang tựa cánh chim vươn lên bầu trời.

Con đường từ cổng Torii đến ngôi đền được gọi là Sando – tham đạo. Đây là một con đường đất được lát cát và sỏi để nên không khí thiên nhiên cho ngôi đền. Thông thường hai bên đường sẽ có rất nhiều cây. Ngoài ra thì dọc sando thường có đèn lồng được làm bằng đá, vì người Nhật Bản quan niệm rằng lửa cũng được coi là một nguyên liệu thanh tẩy trong Thần đạo.

Cổng đền Torii dưới nước (Ảnh: P.A.B)

Linh vật hộ vệ (Komainu)

Đây là một cặp chó hoặc sư tử để canh giữ đền và xua đuổi quỷ dữ. Du khách sẽ nhìn thấy chúng ở lối vào đền thờ đạo Shinto ở Nhật Bản. Đối với đền thờ thần Inari thì đó lại là những con cáo, nai, hươu, khỉ chứ không phải chó hay sư tử.

Kiến trúc bên trong của đền Shinto

Những ngôi đền thờ Thần Đạo thường được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, rơm và đá. Những ngôi đền Shinto không nhất thiết phải quá to, chỉ cần vừa đủ rộng để thần chủ làm lễ bên trong và cho những người khác đứng bên ngoài cầu khấn.

Một đền thờ thường bao gồm: nhà nguyện, một sảnh đường gần nguồn nước để thực hiện nghi thức thanh tẩy, phòng quản lí đền, khu đặt đồ lễ, một gian cầu nguyện và cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại quẻ, bùa cầu may cho khách đến thăm và cầu nguyện may mắn.

Bên trong ngôi đền là một bệ thờ chính và thần điện, nơi linh thiêng nhất, chứa vật biểu tượng cho vị thần của ngôi đền. Kiến trúc trong đền chỉ có các vật dụng như đá, cung và tên, kiếm, hạt cườm hay gương vì người ta cho rằng bản thân các vị thần luôn ở trong ngôi đền nên không cần những vật trang trí không cần thiết.

Cổng đền Torii trên cạn (Ảnh: P.A.B)

Các ngôi đền Thần Đạo thường được xây dựng gần nguồn nước, nhiều ngôi đền còn có các dòng suối, lạch nước nhỏ ngay trong khuôn viên để những người đến thăm đền múc nước đó để rửa tay và rửa miệng trước khi vào đền.

Khuôn viên xung quanh đền

Khuôn viên xung quanh đền Shinto thường rất linh thiêng. Người Nhật quan niệm rằng nơi đặt đền thờ là nơi gần với thần linh nhất và mang lại cảm giác thanh bình và gần gũi thiên nhiên nhất. Chính vì vậy, những người trông coi đền sẽ dành ra những khoảng đất rộng để trồng cây, vườn tược xung quanh ngôi đền. Nhằm tạo cho ngôi đền một vẻ đẹp thanh bình và tĩnh tâm.

Các ngôi đền được xây dựng về hướng Nam hoặc đôi khi là hướng Đông, hướng Bắc và hướng Tây được cho là không may mắn.

Khi du lịch Nhật Bản, bạn đều sẽ nhìn thấy những kiến trúc độc đáo trên khi ghé thăm bất kì ngôi đền thờ thần đạo Shinto nào. Hãy nhớ làm theo đúng các nghi lễ trong đền để tỏ lòng tôn trọng với các vị thần trong đạo Shinto của “xứ sở Phù tang”.

Theo Motthegioi



Các bài viết khác

Triết lí sống trong các thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật từ vật liệu xây dựng và trang trí

Triết lí sống trong các thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật...

Nếu học theo cách sử dụng vật liệu tự nhiên vào trong thiết kế biệt thự sân vườn kiểu Nhật đảm bảo bạn có ngôi nhà bình yên, thanh đạm tựa chốn thần tiên.
Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Nghệ thuật thiết kế biệt thự vườn Nhật Bản sâu sắc xen lẫn huyền bí. Nó phản ánh cách sống chậm rãi, tỉ mỉ, thực dụng và yêu thiên nhiên của người Nhật mà người Việt đang hướng đến.
Khám phá nghệ thuật kiến trúc nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản

Khám phá nghệ thuật kiến trúc nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản

Nhà tắm công cộng Sento Nhật Bản ra đời từ thế kỷ thứ VI. Đây là kiểu nhà tắm xông hơi cực kỳ tốt cho sức khỏe với kiến trúc đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Nhà tắm kiểu Nhật Bản - Nơi có thể “thay đổi cả thế giới”

Nhà tắm kiểu Nhật Bản - Nơi có thể “thay đổi cả thế giới”

Nhà tắm kiểu Nhật Bản là nơi để giao lưu trò chuyện, thư giãn, suy ngẫm, thiền định, thưởng thức nghệ thuật và chữa bệnh. Họ để trần, cũng có người dùng khăn che phần thân dưới.
Thiết kế phong cách tối giản thông minh giúp ngôi nhà đẹp lâu bền nhất

Thiết kế phong cách tối giản thông minh giúp ngôi nhà đẹp lâu...

Ngôi nhà đẹp lâu bền là ngôi nhà được thiết kế theo phong cách tối giản thông minh. Đây là phong cách đỉnh cao thống trị mọi lĩnh vực trên thế giới có thể bạn biết nhưng chưa bao giờ để ý.
Nội thất kiểu Nhật Bản - Hiện đại đến mấy nhưng có vài thứ không thay đổi theo thời gian

Nội thất kiểu Nhật Bản - Hiện đại đến mấy nhưng có vài thứ...

Nếu ai yêu tính kỷ luật và tính ứng dụng cao thì không thể không biết phong cách thiết kế nội thất kiểu Nhật Bản. Thời thế thay đổi, thẩm mỹ kiến trúc và nội thất cũng khác nhưng có vài thứ chưa bao giờ thay đổi.