Đỉnh cao của kiến trúc tôn giáo Ấn Độ

Tháng tám 26,2016 03:49 Chiều

Ở châu Á, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng là trung tâm văn hóa lớn với nền kiến trúc phát triển rực rỡ, trong đó có Kiến trúc tôn giáo Ấn Độ. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc độc đáo này.

Cùng với tiến trình phát triển kiến trúc châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc châu Á cũng là những trung tâm văn hóa lớn, có những nền kiến trúc phát triển rực rỡ.

Bên trong ngôi chùa hang nổi tiếng Ajanta ở Ấn Độ (Ảnh: P.A.B)

Từ 3000 năm Trước Công nguyên (TCN), những người Ấn Độ tiền sử đã là những người tiền phong trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật quy hạch đô thị. Những thành phố Môhengiô Đarô và Sanhu Đarô, Harappa lúc hấy giờ rất rộng lớn, vuông vắn, có kỹ thuật xây dựng đường sá, nhà cửa, hạ tầng kỹ thuật đô thị rất hoàn hảo.

Kiến trúc thời tiền sử

Sau kiến trúc tiền sử Ấn Độ, nền kiến trúc cổ điển Ấn Độ thật sự bắt đầu từ vương triều Môrya (320 - 184 TCN), tiếp tục vào các vương triều Sunga và Kanva cho đến thế kỷ thứ I Sau Công nguyên (SCN). Loại hình của kiến trúc Phật giáo thường thấy nhất là lúc bấy giờ bao gồm các Stupa và những công trình kiến trúc đục ngầm trong đá. Stupa là loại lăng mộ xây dưới dạng một hình bán cầu lớn, Stupa nổi tiếng nhất là Stupa ở Sanchi, đường kính 32m, cao 12,8m được đặt trên một bệ trờn cao 4,3m. Lan can đá bao quanh cũng như hõm cửa vào cao 10m đều có chạm nổi rất tinh vi.

Tháp Stupa Sanchi (Ảnh: P.A.B)

Những công trình kiến trúc ngầm trong đá (thạch động) chia ra làm 2 loại:

  • Loại 1: Những kiến trúc ngầm trong đá làm nơi tiến hành những nghi thức tôn giáo gọi là chaitya.
  • Loại 2: Những kiến trúc đục ngầm trong đá làm tu viện gọi là vihara.

Với kiến trúc đá của Ấn Độ ta không thể không nhắc đến các đền đài ở Ajanta hay ở Ellora (với công trình Kailasa vĩ đại). Ngoài những loại công trình chủ yếu trên, kiến trúc cổ điển Ấn Độ còn có nhiều cột ghi công để ghi công tích của người hoặc kỷ niệm những sự kiện.


Kiến trúc từ thế kỷ I - V

Thời kỳ chuyển tiếp từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ V là thời kỳ kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp, La Mã, Syrie, Iran vào Ấn Độ.

Kiến trúc Cổ điển thịnh kỳ

Tiếp theo sau là thời kỳ phong cách Gúpta (kiến trúc Cổ điển thịnh kỳ), thời kỳ phong cách hậu Gúpta và thời kỳ Pala, Sena.

Kiến trúc tông giáo trung thế kỷ

Kiến trúc Ấn Độ trung thế kỷ là kiến trúc tôn giáo, chủ yếu là kiến trúc Bàlamon và kiến trúc Hồi giáo. Đất nước Ấn Độ là đất nước của những đền đài thần diệu.

Ở Bắc Ấn Độ, đền đài Bàlamon ra đời sớm hơn (khoảng thế kỷ thứ X); trong khi đó ở miền Nam, việc xây dựng chậm hơn nhưng kéo dài (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII). Ở miền Trung Ấn Độ, kiến trúc Bàlamon mang tính chất kết hợp giữa hai kiểu kiến trúc miền Bắc và miền Nam.

Điểm đáng chú ý của giải pháp mặt bằng hình khối kiến trúc tôn giáo Bàlamon là cấu trúc mái với 2 loại khác nhau: loại mái đền có hình dáng những đường cong mềm vươn lên, trên đặt một cái mũ hình lãng bẹt (thường thấy ở miền Bắc) và mái đền hình Kim tự tháp đỉnh bằng (thường thấy ở miền Nam). So với ở miền Bắc, về quy mô, kiến trúc Đạo Bàlamon ở miền Nam lớn hơn và tính quần thể mạnh hơn, có đền đài ở miền Nam tập trung đến hàng ngàn tăng lữ.

Những đền đài Bàlamon miền Bắc Ấn Độ, tiêu biểu nhất là đền Lingaraja (thế kỷ X) ở Bhuvaneswar (miền Đông Bắc) và đền lớn Kandariva Mahađêô (thế kỷ X) ở Khajuraho (miền Trung Bắc Ấn Độ).

Những đền đài tôn giáo Bàlamon nổi tiếng nhất ở miền Nam Ấn Độ là đền Truvannamalai ở Taaiore (miền Tây Nam Ấn Độ), đền Tridambarama (thế kỷ XI XVIII) cũng ở Tanjore và đến lớn ở Madura (gần cực Nam Ấn Độ), đến mãi thế kỷ XVIII mới hoàn thành việc xây dựng.

Kiến trúc thể kỷ XII - Sự xâm nhập của Vương quốc Hồi giáo

Từ thế kỷ XII, cùng với việc Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ và việc xây dựng Vương quốc Hồi giáo, văn hóa Đạo Hồi trở thành yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ.

Đền Taj Mahah (Ảnh: P.A.B)

Kiến trúc Hồi giáo đã để lại nhiều thành tựu rực rõ như đến Thanh trấn Kutub (năm 1193). Hiện nay vẫn còn lại di tích của nó là tháp Cutab Minar (1199 - 1230) ở Delhi (cao 72,6m, đường kính đáy rộng 14m), 5 tầng với cầu thang 376 bậc; đền Thanh trấn Giai Masgit (năm 1644 - 1658), lăng mộ Humayun (năm 1565) ở Delhi và lăng Taj Mahall (năm 1631 -1641 ) “viên ngọc châu'' Ấn Độ ở Agra.

-Theo Bachkhoatrithuc-

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn hoặc muốn thiết kế nhà ở, công trình theo phong cách này, Quý vị vui lòng liên hệ với Chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7.

Hotline:  0983832646

Email:    tuvan.vietas@gmail.com



Các bài viết khác

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những nét tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ

Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Ngoài vẻ  nguy nga và tráng lệ, các công trình  này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.
Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Giếng bậc thang - Kiến trúc tín ngưỡng độc đáo của người Ấn Độ

Với người Ấn Độ, giếng bậc thang không chỉ là chiếc giếng lấy nước thông thường mà được xây dựng với mục đích tín ngưỡng tôn giáo.
Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Bà La Môn và kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ

Kiến trúc Phật giáo giảm dần và đến cuối thế kỷ thứ XII thì mất hẳn và kiến trúc đạo Bà La Môn và đạo Hồi mới có điều kiện phát triển mạnh.
Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại Ấn Độ

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram - Di sản văn hóa thế giới tại...

Mahabalipuram là một quần thể kiến trúc Ấn Độ được xây dựng dưới triều đại vua Pallava từ thế kỷ thứ 7 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

5 công trình tôn giáo đẹp nhất Ấn Độ

Người dân Ấn Độ đã xây dựng rất nhiều công trình tôn giáo đặc sắc khiến người chiêm ngưỡng phải thốt lên thán phục.
Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Giới thiệu đôi nét về kiến trúc điêu khắc Ấn Độ

Ấn Độ là địa điểm thú vị với các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới bởi có thành tựu lớn về kho tàng kiến trúc và điêu khắc.